Cùng nhìn lại 17 năm lịch sử hệ điều hành macOS qua các hình ảnh minh hoạ đáng yêu của trang web git-tower.com.
CHEETAH
03/2001 – OS X 10.0
Khởi đầu dòng lịch sử của macOS (bấy giờ là OS X) thực chất bắt đầu là một chú gấu thì đúng hơn. Tháng 9 năm 2000, Apple giới thiệu Kodiak, phiên bản Beta đầu tiên của hệ điều hành được bán với giá hơn 600 nghìn.
6 tháng sau, phiên bản chính thức OS 10.0, Cheetah đã được ra mắt. Nó bao gồm giao diện người dùng mới của Apple là Aqua và phiên bản đầu tiên các ứng dụng như TextEdit, Preview, Mail và QuickTime cũng được giới thiệu. Vào thời gian đó, phiên bản OS 10.0 yêu cầu 128MB RAM và 800MB bộ nhớ ổ đĩa.
PUMA
09/2001 – OS X 10.1
Khoảng nửa năm sau đó, Puma được tung ra và thay vì tích hợp các tính năng mới, Puma tập chung vào cải thiện hiệu năng hệ thống.
Với Mac OS X 10.1.2, Apple đã bắt đầu đem OS X mặc định trên các máy tính mới, thay thế cho OS 9 mãi mãi.
JAGUAR
08/2002 – OS X 10.2
Jaguar ra mắt bao gồm các ứng dụng mới như iChat và Address Book. Nó cũng giới thiệu Universal Access – sự kết hợp giúp OS X tiện dụng với người dùng hơn với những người có vấn đề về việc nghe nhìn và những người khuyết tật.
Bên cạnh đó, OS 10.2 có màn hình khởi động mới, thay thế logo Happy Mac và thay bằng quả táo Apple cho tới bây giờ.
PANTHER
10/2003 – OS X 10.3
Panther là phiên bản đem lại cho người dùng một chút cảm giác quen thuộc với Microsoft. Internet Explorer for Mac đã bị thay thế bằng Safari và đặt là trình duyệt mặc định. Mặt khác, 10.3 đem lại nhiều cải tiến khả năng tương tác với Microsoft Windows (bao gồm cả hỗ trợ bên ngoài cho Active Directory).
Ngoài ra, Apple cũng đã giới thiệu Exposé để cải thiện khả năng làm việc với nhiều ứng dụng đang mở.
TIGER
04/2005 – OS X 10.4
Ở phiên bản Tiger đem đến tính năng không mấy giá trị là tìm kiếm Spotlight. Nó cũng là phiên bản đầu tiên giới thiệu các Widget như máy tính, lịch hoặc đồng hồ trên Dashboad mới..
Bên cạnh đó, Mac OS X 10.4 cũng được cài đặt trên Mac với bộ vi xử lí Intel đầu tiên và chiếc Apple TV đầu tiên (hai thiết bị này ra mắt vào năm 2007 sau đó).
LEOPARD
10/2007 – OS X 10.5
Khoảng thời gian này thực sự không nhiều phiên bản Mac OS được giới thiệu vì Apple bận rộn với việc phát triển và ra mắt iOS và iPhone. Dù vậy, Leopard cũng được giới thiệu vào 10/2007 tích hợp hệ thống sao lưu với tên khá ngầu Time Machine. Nó cũng đem đến hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng 64-bit đến người dùng.
Hơn nữa, các máy tính Mac lúc này cũng có thể chạy các hệ điều hành khác như Windows nhờ vào Boot Camp.
SNOW LEOPARD
08/2009 – OS X 10.6
Như tên gọi được nhắc đến, Snow Leopard được xây dựng vượt trội hơn hẳn người em Leopard. Và Apple đã giới thiệu Mac App Store mới được lấy cảm hứng từ App Store trên iOS.
Mac OS 10.6 cũng đánh dấu sự kết thúc cho kiến trúc PowerPC. Kể từ thời điểm đó, chỉ còn có các thiết bị Mac xây dựng nền tảng Intel-based được hỗ trợ.
LION
07/2011 – OS 10.7
Chúa tể của những con mèo, Lion, là phiên bản đầu tiên của Mac OS không còn khả dụng trên CD và DVD. Hệ điều hành giờ đây có thể tải về và nó cũng có nhiều tính năng tương tự từ iOS: Cử chỉ, Lauchpad, Windows restoring,…
iCloud cũng được trình diễn lần đầu trên Mac OS 10.7.
MOUNTAIN LION
07/2012 – OS X 10.8
Mountain Lion đem đến rất nhiều các ý tưởng thành công từ iOS đến Mac: ứng dụng Messages thay thế iChat, Ứng dụng nhắc nhỏ và Trung tâm Thông Báo.
Thậm chí trước khi ra mắt OS 10.8, Apple đã thông báo rầm rộ rằng hãng đang tận lực vào một chu kì phát hành hàng năm cho các phiên bản mới của Mac OS.
MAVERICKS
10/2013 – OS X 10.9
Với Mavericks, Apple đã không những giới thiệu sơ đồ tên gọi mới cho hệ điều hành mà còn tung ra OS 10.9 miễn phí và hứa hẹn các cập nhật trong tương lai cũng sẽ miễn phí.
Các ứng dụng mới như Maps và iBooks cũng đã được ra mắt với Mavericks.
YOSEMITE
10/2014 – OS X 10.10
Thay đổi thiết kế lớn nhất trong năm, phiên bản Mac OS 10.10 đi theo người em bé nhỏ là iOS với các vẻ ngoải phẳng hơn và hiệu ứng mờ.
Với tính năng Handoff, người dùng lúc này đã có thể di chuyển trơn tru các thiết bị. Ngoài ra Apple cũng nhấn mạnh tính năng Full Screen Mode.
EL CAPITAN
09/2015 – OS X 10.11
Lấy tên gọi của hình dáng hòn đá ở công viên quốc gia Yosemite để làm nổi bật về các cải tiến về hiệu năng và sự ổn định. Bên cạnh các cải tiến nhỏ cho Safari, Spotlight, Mail và Note, sự giới thiệu Split Views có lẽ là thứ đáng nhắc đến khi đem lại khả năng sắp xếp 2 ứng dụng liền nhau trong một cửa sổ.
SIERRA
09/2016 – macOS 10.12
Tạm biệt cái tên OS X, hệ điều hành của Mac từ lúc này đã trở thành macOS. Một lần nữa hệ điều hành trên máy tính lại bước đến gần hơn iOS, và Siri lúc này cũng đã có mặt trên macOS.
Ở Sierra, Safari cũng đã giới thiệu chính thức Apple Pay và Apple Watch có thể mở khoá Mac của bạn.
HIGH SIERRA
09/2017 – macOS 10.13
Giống như El Capitan, High Sierra tập trung vào cải thiện hiệu năng và độ ổn định là chính. Apple File System là một ví dụ, đem việc chuyển các tập tin nhanh hơn và bảo mật hơn. Với HEVC, Apple giờ đây đã hỗ trợ chuẩn video mới với khả năng nén tốt hơn 40% so vơi các phiên bản trước.
Đặc biệt Safari và Photos cũng khoác lên mình lớp áo trắng cùng nhiều tính năng mới.