Trong những năm gần đây LG đã đẩy mạnh phát triển AI trong nhiều sản phẩm, điển hình là thương hiệu ThinQ và giờ đây họ đang muốn tạo ra một phần cứng riêng để tích hợp lên các sản phẩm như là robot hút bụi, máy giặt, tủ lạnh và máy lạnh.
Thật ra điều mà LG mong muốn không phải là mới lạ, bởi hiện tại Google và Apple đều đang sở hữu những phần cứng AI riêng (Pixel Visual Core và Apple A12 Bionic Neural Engine) trong các điện thoại của mình, Tesla vừa qua đã giới thiệu phần cứng mới, còn Amazon cũng dự định phát triển con chip để Alexa có thể hoạt động offline mà không cần mạng như hiện nay.
NPU – thuần việt được gọi với cái tên bộ xử lí thần kinh chuyên dụng mang đến nhiều, rất nhiều những sản phẩm những hứa hẹn mới nhưng nó cũng mang đến nhiều thách thức về kết nối nếu không có mạng hổ trợ mà ẩn bên trong đó là một siêu máy tính có thể thực hiện hàng tỷ phân tích để nhận định chính xác cái người dùng muốn.
Tương tự, Neural Engine của LG cũng đang hứa hẹn sẽ có thể xử lí được hình ảnh hay giọng nói mà không cần kết nối mạng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng thiết bị phần cứng và phần mềm phải đủ mạnh để hiểu được môi trường xung quanh nó để điều chỉnh những thiết lập, và xác định hàng tá thứ xung quanh để phục vụ một mục đích duy nhất đó là hiểu được cái người dùng muốn bằng ngôn ngữ tự nhiên của con người và hoàn toàn là offline.
Bên cạnh việc chạy được LG cũng cần đạt được yêu cầu về bảo mật bên trong thiết bị, đồ dùng bởi khi nó chạy offline nhưng nó lại chứa quá nhiều thông tin về chủ sở hữu (để hiểu được tính cách, nhận dạng của chủ sở hữu), từ việc thu thập thông tin người dùng, thông tin từ cảm biến mọi thứ trong nhà đều có thể là điểm xuất phát để hacker có thể lợi dụng và tấn công đòi tiền chuộc chẳng hạn.
LG hiện đang đầu tư một cách nghiêm túc vào AI, gần đây nhất là một phòng nghiên cứu ở Toronto trước đó là tại Bắc Mỹ ở Silicon Valley, phần cứng là điểm đầu tiên nhưng không phải là điểm cuối cùng trong phát triển AI của LG trong tương lai.