Trang chủTin tứcHơn 25% các nỗ lực lừa đảo ở Việt Nam trong tháng...

Hơn 25% các nỗ lực lừa đảo ở Việt Nam trong tháng 4/2022 liên quan đến tài chính

Theo số liệu mới nhất từ Kaspersky, có đến 26.36% các nỗ lực lừa đảo tại Việt Nam vào tháng 4 vừa qua liên quan đến tài chính nhắm vào ngân hàng, các hệ thống thanh toán và cửa hàng trực tuyến. Trong đó, lừa đảo thông qua các hệ thống thanh toán là trường hợp phổ biến nhất được Kaspersky phát hiện, chiếm 11.77% tổng số lừa đảo và hơn 44% trong số các loại lừa đảo tài chính.

Sự gia tăng các giao dịch trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch đã tạo điều kiện cho các trang mạo danh những hệ thống thanh toán phổ biến như Visa, Mastercard, PayPal,… phát triển.

Hơn 25% các nỗ lực lừa đảo ở Việt Nam trong tháng 4/2022 liên quan đến tài chính

Tỷ lệ phần trăm được xác định từ dữ liệu ẩn danh dựa trên việc xác định các thành phần trong hệ thống chống lừa đảo Anti-Phishing của Kaspersky trên máy tính người dùng. Thành phần này xác định tất cả các trang web với nội dung lừa đảo mà người dùng đã cố gắng truy cập thông qua các liên kết trong email hoặc trên web, miễn là liên kết đến các trang này nằm trong cơ sở dữ liệu của Kaspersky.

Khi ngày càng có nhiều người dùng mua sắm trực tuyến, những nỗ lực lừa đảo nhắm vào các cửa hàng trực tuyến cũng ngày một tăng theo, chiếm khoảng 30% trong số những trường hợp lừa đảo tài chính. Các lừa đảo liên quan đến ngân hàng, như ví dụ bên dưới cho thấy một trang web mạo danh Vietcombank – một trong những hệ thống ngân hàng trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam, chiếm 6.46% trong tổng số trường hợp lừa đảo.

Hơn 25% các nỗ lực lừa đảo ở Việt Nam trong tháng 4/2022 liên quan đến tài chính
Ví dụ về trang web lừa đảo được phát hiện bởi Kaspersky

Đáng chú ý, lừa đảo tài chính được ghi nhận là một hình thức lừa đảo phổ biến tại Đông Nam Á, chiếm tỷ lệ hơn 40% ở hầu hết các quốc gia trong khu vực này. Philippines là quốc gia có tỷ lệ tấn công tài chính cao nhất với 64.03%, tiếp theo là Thái Lan với 56.35%. 

Trong khi đó, với 26.36%, Việt Nam có tỷ lệ bị tấn công tài chính thấp nhất so với các nước trong khu vực và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của Đông Nam Á (43.06%). Tỷ lệ ấn tượng này có thể là nhờ nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về an ninh tài chính và dữ liệu trong bối cảnh gia tăng của ngân hàng di động và ví điện tử trong khu vực.

 

Những nỗ lực lừa đảo

Tài chính

Phi tài chính

Việt Nam

26.36%

73.64%

Indonesia

40.87%

59.13%

Malaysia

46.77%

53.23%

Philippines

64.03%

35.97%

Singapore

51.6%

48.4%

Thái Lan

56.35%

43.65%

Đông Nam Á

43.06%

56.94%

“Cùng với sự gia tăng trong việc áp dụng các giao dịch số ở Đông Nam Á, chúng ta cũng chứng kiến sự gia tăng của những “siêu ứng dụng” trong khu vực. Đây là những ứng dụng di động kết hợp tất cả các chức năng tài chính phổ biến bao gồm ngân hàng điện tử, ví di động, mua sắm trực tuyến, bảo hiểm, đặt vé du lịch và thậm chí là đầu tư. Việc tập trung dữ liệu và tiền kỹ thuật số vào cùng một nơi có thể gây ra hậu quả lớn khi tác động của cuộc tấn công lừa đảo nổi lên với một tốc độ không thể lường trước được”, ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á cho biết.

Siêu ứng dụng là một phương thức giúp các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ truyền thống trở nên nổi bật hơn trong một ngành khá đông đúc. Trong khi họ cố gắng làm việc với các bên thứ ba và kết hợp các dịch vụ của mình vào trong một ứng dụng di động, phạm vi tấn công sẽ được mở rộng, đồng thời tạo nhiều cơ hội hơn cho các cuộc tấn công độc hại.

Một viễn cảnh có thể xảy ra khi một ứng dụng có tất cả các thông tin tài chính chi tiết của người dùng, một liên kết lừa đảo đơn giản yêu cầu thông tin đăng nhập của người dùng có thể xâm phạm tất cả các dữ liệu có sẵn trong ứng dụng. Điều này làm gia tăng những tác hại có thể có của mối đe doạ này. 

Mục tiêu chính của tội phạm mạng là tiền, vì vậy điều quan trọng là các ngân hàng, nhà phát triển ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ phải tích hợp an ninh mạng ngay từ khi bắt đầu phát triển ứng dụng. Chúng tôi cho rằng tin tặc sẽ nhắm vào sự phát triển của các “siêu ứng dụng” cả về cơ sở hạ tầng lẫn người dùng thông qua các cuộc tấn công phi kỹ thuật. Chúng tôi kêu gọi tất cả các công ty fintech triển khai phương pháp tiếp cận bảo mật theo thiết kế trong hệ thống của họ và liên tục cung cấp kiến thức chủ động cho người dùng trong giai đoạn này, khi các cuộc tấn công lừa đảo tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽ,” ông Yeo cho biết thêm.

Trong khi hầu hết các công ty tài chính đều có hệ thống an ninh để bảo vệ khách hàng khỏi các hoạt động đáng ngờ thì sự thật là chúng ta vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, đồng thời chủ động thực hiện nhiều biện ở cả cấp độ cá nhân và ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp, phương pháp bảo vệ quan trọng nhất cần lưu ý là an ninh mạng phải là một chiến lược “sống” chứ không phải là một nền tảng tĩnh. An ninh mạng cần phải kết hợp công nghệ lẫn sự nỗ lực, đồng thời được nâng cấp, cập nhật và cải tiến liên tục. 

Ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ cần phải chắc chắn rằng đội ngũ bảo mật (hoặc các chuyên gia bảo mật) có thể đảm bảo cơ sở hạ tầng phòng thủ mạng được cập nhật và có khả năng hỗ trợ trong trường hợp xảy ra tấn công mạng.

Để bắt đầu, các công ty có thể đầu tư vào các giải pháp bảo mật điểm cuối. Kaspersky hiện đang giảm giá 35% cho Endpoint Detection and Response Optimum, các doanh nghiệp quan tâm có thể truy cập liên kết này để tìm hiểu thêm.

Một số bước quan trọng mà các doanh nghiệp cần xem xét bao gồm: 

  • Cân nhắc sử dụng một nền tảng thám báo mối đe doạ an ninh mạng: Một thành phần quan trọng khác cần kể đến là đảm bảo quyền truy cập vào các xu hướng hoặc mối đe doạ bảo mật công nghệ thông tin mới nhất – còn được gọi là thông tin thám báo mối đe doạ an ninh mạng. Thông tin thám báo mối đe doạ an ninh mạng sẽ cung cấp thông tin chi tiết để thực thi, đồng thời vẽ ra một bức tranh toàn cảnh và chính xác về sự hiện diện số của ngân hàng, từ đó, cung cấp kiến thức cho các bên cấp cao liên quan về những rủi ro và lỗ hổng bảo mật đang diễn ra. Điều này trao quyền cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định sáng suốt về những thứ cần phải làm để ngăn chặn nguy cơ có thể xảy ra, tinh chỉnh các quy trình bảo mật hiện có để bảo vệ tốt hơn trước các mối đe doạ đã biết và vá bất kỳ lỗ hổng nào đối với cơ sở hạ tầng CNTT một cách liên tục.
  • Đảm bảo bất kỳ hệ thống an ninh mạng nào của nhà cung cấp bên thứ ba đều được cập nhật. Ngày càng có nhiều báo cáo về cách mà các vi phạm hệ thống bảo mật của bên thứ ba ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Cho dù bạn là ngân hàng, chính phủ hay doanh nghiệp tư nhân, không ai có thể tránh khỏi những mối đe doạ bảo mật này và điều quan trọng là chúng ta phải nâng cao cảnh giác khi nói đến an ninh mạng. Việc nhà cung cấp bên thứ ba cho biết hệ thống của họ an toàn đến mức nào không quan trọng, bởi độ phức tạp ngày càng cao của các cuộc tấn công chuỗi cung ứng đã cho chúng ta thấy rằng điều quan trọng là phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh mạng của chính doanh nghiệp của bạn thay vì phụ thuộc vào các đối tác.
  • Khi trở thành những nạn nhân bị mạo danh bởi các tác nhân đe doạ, việc thực hiện các biện pháp phòng vệ cần phải vượt ra ngoài việc bảo vệ hệ thống. Các ngân hàng cần thực hiện những biện pháp chủ động để nhắc nhở khách hàng chống lại những kẻ mạo danh và các cuộc tấn công lừa đảo, ngay cả khi chúng xảy ra bên ngoài hệ thống của họ.

Một số điều cần lưu ý có thể giúp các cá nhân tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công lừa đảo bao gồm:

  • Không phản ứng: Ngay cả với những lời nhắc trả lời tin nhắn có nội dung như “HUỶ ĐĂNG KÝ” hay “NGỪNG DỊCH VỤ” có thể là một mẹo để xác định các số điện thoại đang hoạt động. Những kẻ tấn công dựa vào sự tò mò hoặc lo lắng của bạn về tình hình hiện tại, nhưng bạn có thể chọn cách không phản ứng.
  • Tránh sử dụng bất kỳ liên kết hoặc thông tin liên hệ nào trong email hoặc tin nhắn: Hãy truy cập trực tiếp vào các kênh liên hệ nếu có thể. Hơn nữa, các thông báo khẩn cấp có thể được xác minh trực tiếp trên các tài khoản trực tuyến hoặc thông qua đường dây trợ giúp chính thức trên điện thoại.
  • Để ý các lỗi chính tả và các ký tự lạ trong văn bản: Một số kẻ đe doạ thực sự gặp khó khăn trong việc sử dụng tiếng Anh hoặc một số lỗi được cố tình mắc phải (chẳng hạn như sử dụng số để thay thế cho một số chữ cái nhất định, ví dụ: “Bank L0an” thay vì “Bank Loan”) nhằm vượt qua các bộ lọc thư rác.
  • Cẩn thận trước tin nhắn khẩn cấp: Bản chất của email và tin nhắn là chúng thường được đọc khi đang di chuyển, khi một người bị phân tâm hoặc đang vội vàng và do đó khiến họ mất cảnh giác. Trước các đề nghị có những dấu hiệu cảnh báo về khả năng lừa đảo, hãy bình tĩnh và xử lý chúng một cách cẩn thận. 
  • Tải xuống một ứng dụng chống phần mềm độc hại, có thể bảo vệ khỏi các ứng dụng độc hại và tạo ra một hệ thống an toàn, chẳng hạn như Kaspersky Total Security.
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan