Trang chủTin tứcHiếu kỳ nhưng bất cẩn: Người dùng tại APAC dễ dàng bỏ...

Hiếu kỳ nhưng bất cẩn: Người dùng tại APAC dễ dàng bỏ qua dữ liệu riêng tư khi trực tuyến

Kết quả khảo sát của Kaspersky về hành vi trực tuyến của người dùng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy, người dùng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để tham gia các hoạt động tiêu khiển như  trả lời đố vui để biết mình giống loài hoa nào, hoặc mình trông giống người nổi tiếng nào.

Kết quả Báo cáo bảo mật toàn cầu năm 2018 của Kaspersky cho thấy 39.2% người dùng sẵn sàng chia sẻ dữ liệu riêng tư để được hỗ trợ kiểm tra tình trạng bảo mật hoặc thiết bị có đang bị theo dõi hay không. Trong số những người được hỏi, 22% người dùng thú nhận họ chia sẻ thông tin về tài khoản mạng xã hội để tham gia giải các câu đố vui, trong khi 18.9% thừa nhận họ sẽ chia sẻ quyền riêng tư để nhận được phần mềm, dịch vụ hoặc quà tặng,… miễn phí.Hiếu kỳ nhưng bất cẩn: Người dùng tại APAC dễ dàng bỏ qua dữ liệu riêng tư khi trực tuyến

Báo cáo cho thấy hơn một nửa (55.5%) người tham gia khảo sát ở Châu Á Thái Bình Dương trong các nhóm tuổi 16-24 và 25-34 tin rằng sự riêng tư trực tuyến là không tưởng trong thế giới kỹ thuật số hiện nay. Cũng theo khảo sát, những người được hỏi nói rằng họ sẵn sàng hy sinh dữ liệu cá nhân nếu có thể đạt lợi ích và những lượt” thích” (“like”) trong ngắn hạn từ mạng xã hội. Lưu trữ lượng lớn dữ liệu cá nhân như địa chỉ, ngày sinh và hình ảnh nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm cũng như kết nối bạn bè và gia đình thật dễ dàng trên mạng internet, các nền tảng truyền thông xã hội được cho là đã và đang theo dõi người dùng và trở thành nơi diễn ra các cuộc tấn công mạng.

53,6% người được khảo sát trong khu vực cho biết đã trải qua việc bị xâm phạm dữ liệu riêng tư bởi một người khác mà không có sự đồng ý của họ. Vi phạm quyền riêng tư trực tuyến diễn ra nhiều nhất đối với người dùng nhóm tuổi 16-24, chiếm 57.1%. Những người được hỏi cho biết vì thông tin cá nhân bị rò rỉ, họ cảm thấy khó chịu vì liên tục bị làm phiền bởi thư rác và quảng cáo. Theo Kaspersky, tuy người dùng tại APAC đang bắt đầu có nhận thức về các mối đe dọa trực tuyến, với 56.7% người dùng bảo vệ thiết bị bằng cách đặt mật khẩu, sự bất cẩn của một số người dùng khi sử dụng mạng xã hội có thể khiến quyền riêng tư bị suy giảm nghiêm trọng với những hậu quả tai hại về lâu dài.

  • “Chấp nhận thực tế là sẽ không bao giờ an ninh trực tuyến có thể đảm bảo tuyệt đối, nhiều người chọn bán toàn bộ dữ liệu và thông tin cá nhân trực tuyến với mức giá cao nhất có thể. Trên thực tế, nhiều người đang vô tình biến mình thành một mục tiêu mở đối với tấn công mạng.”, trích báo cáo.

Kaspersky đề xuất các cách sau giúp người dùng trực tuyến bảo vệ dữ liệu trực tuyến của họ tốt hơn và tránh trở thành nạn nhân của tấn công mạng:

  • Suy nghĩ kỹ trước khi đăng bất cứ điều gì lên mạng xã hội. Xem xét những hậu quả có thể có của việc công khai quan điểm hoặc thông tin của bạn, như nội dung bạn đăng có thể được sử dụng để chống lại bạn hoặc gây bất lợi cho bạn trong tương lai hay không?
  • Giữ kín mật khẩu của các tài khoản trực tuyến. Có vẻ việc chia sẻ tài khoản với gia đình và bạn bè không đáng ngại, nhưng vẫn có khả năng những thông tin này sẽ rơi vào tay kẻ lừa đảo.
  • Nghiêm túc nhìn nhận sự quan trọng của quyền riêng tư trực tuyến. Chỉ chia sẻ hoặc cho phép truy cập thông tin với bên thứ ba chỉ khi thực sự cần thiết để giảm thiểu trường hợp thông tin rơi vào tay kẻ xấu.
  • Một giải pháp kết hợp những sản phẩm bảo mật và các bước thực tế có thể giảm thiểu các mối đe dọa và giữ cho dữ liệu trực tuyến của bạn được an toàn. Sử dụng các giải pháp bảo mật đáng tin cậy như Kaspersky Security Cloud, Kaspersky Internet Security, cùng Kaspersky Password Manager để được bảo vệ toàn diện khỏi hàng loạt các mối đe dọa, lưu trữ an toàn dữ liệu kỹ thuật số có giá trị, cũng như giải quyết vấn đề lưu giữ thông tin cá nhân.

Có 11,887 người tại 21 quốc gia đã tham gia khảo sát này. Trong số những người được hỏi, 3,177 là từ Đông Nam Á, cụ thể là Indonesia và Việt Nam.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan