Fujifilm: “Không có chuyện chúng tôi sản xuất máy ảnh ít hơn là kế hoạch marketing”

Đối diện với nhiều cáo buộc cho rằng Fujifilm đang “cố tình” sản xuất máy ảnh ít hơn để gia tăng giá trị và tăng giá bán, Petapixel đã lên tiếng minh oan cho công ty và đồng thời cũng trích dẫn một số câu trả lời từ đại điện để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Trước đó hồi tháng 5, Fujifilm đã công bố báo cáo tài chính của họ và phần trả lời lúc đó không được quan tâm cho lắm. Tuy nhiên bên phía Fujirumors gần đây đã sử dụng những trả lời của CEO công ty là ông Goto để bày tỏ quan điểm về việc khan hiếm hiện nay. Một số người đồng thuận đã lan truyền thông tin rằng Fujifilm cố tình giảm sản xuất để khiến các máy ảnh khan hiếm và tăng giá bán. Mọi thứ đang bắt đầu đi quá xa và Petapixel với vai trò là một đối tác cũng như là một người đứng giữa cũng đã bảo vệ cho Fujifilm, nêu ra quan điểm và phân tích ý nghĩa của những câu trả lời.

Khởi đầu của drama

Quay trở lại bài phỏng vấn trước đó, các câu hỏi và câu trả lời như sau:

Câu hỏi:

“Mặc dù công ty của ông hoạt động tốt từ tháng 1 đến tháng 3, nhưng một số công ty khác, chẳng hạn như Canon, lại gặp khó khăn do phải điều chỉnh hàng tồn kho. Trong lĩnh vực kinh doanh máy ảnh của ông, liệu Fujifilm có bất kỳ thay đổi nào về điều chỉnh hàng tồn kho và thị trường máy ảnh kỹ thuật số, dòng máy ảnh INSTAX trong năm nay không? Tôi cho rằng ông có một kế hoạch khá vững chắc. Ông có thể chia sẻ về tình hình hiện tại của mình không?“

Ông Goto trả lời: 

Điều quan trọng nhất là tạo dựng và duy trì sức mạnh thương hiệu như thế nào. Do đó, việc sản xuất quá nhiều và giảm giá bán sẽ rất đáng tiếc. Điều mà Fujifilm đã cố gắng thực hiện trong một thời gian dài cuối cùng đã thành hiện thực.

 

Một ví dụ là các máy ảnh với các tính năng đặc biệt. Chẳng hạn như dòng GFX được trang bị cảm biến CMOS lớn nhất thế giới và đã nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ người dùng chuyên nghiệp và người dùng nghiệp dư cao cấp. Mặc dù giá thành khá cao nhưng khách hàng vẫn đang chờ đợi các đơn đặt hàng trước. Ống kính đi kèm cũng bán rất chạy.

 

Chúng tôi dự định thúc đẩy toàn bộ ngành hàng hình ảnh, bao gồm cả INSTAX, đồng thời tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và không làm giảm giá trị của các sản phẩm mà khách hàng đã mua.

 

Ví dụ, như tôi thường nói trong nội bộ của mình, Leica, một nhà sản xuất nổi tiếng của Đức, vẫn duy trì giá trị rất cao cho cả máy ảnh cũ và máy ảnh hiện tại của họ, và đây chính là mục tiêu chúng tôi muốn hướng đến. Mục tiêu của chúng tôi với máy ảnh mirrorless là thay đổi căn bản cách thức Fujifilm bán máy ảnh trong quá khứ.“

Câu hỏi:

“Cho phép tôi [phóng viên] xác nhận một điều. Tình trạng hàng tồn kho có bình thường không?“

Trả lời:

“Vâng (Có)“

Chính vì những điểm trong trả lời ở trên mà Fujirumors cho rằng phản hồi của Goto là không thoả đáng. Công ty vẫn chưa cân bằng được giữa sản xuất và nhu cầu của người dùng, dẫn đến việc giá bán của Fujifilm cũng đang tăng cao chóng mặt. Ví dụ hiện tại là Fujifilm X100VI – Chiếc máy ảnh này nhận được quá nhiều đơn đặt hàng trước đến mức ngay cả năng lực sản xuất của Canon, Nikon và Sony cộng lại cũng khó có thể đáp ứng đủ. Fujirumors không nghĩ rằng việc một số thiết bị khó tìm thấy trong kho hàng hơn 2 năm sau khi ra mắt là “bình thường” như ông Goto nhận xét.

Fujifilm: "Không có chuyện chúng tôi sản xuất máy ảnh ít hơn là kế hoạch marketing"

Ngoài ra không chỉ có X100VI mà các máy ảnh khác như X-T5, X-T50, X-T30 II, X-S20 thì đều đang khan hiếm hàng bán ra. Thậm chí tại Việt Nam, số lượng máy fujifilm mới cũng ít ỏi, điển hình là WinWinStore cũng chưa có nhiều số lượng để trả hàng cho khách và hiện khách hàng cần đặt cọc rồi chờ đơn của mình là chính, thường không sẵn hàng.

Với phản hồi như vậy, nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra xung quanh việc ông Goto cho biết Fujifilm muốn “giống” như Leica và cố tình bán ít số lượng máy ảnh để tăng giá trị.

Quan điểm từ Petapixel

Petapixel cũng đã lên tiếng phản hồi và với vai trò là đối tác của Fujifilm, cũng như là một bên trung lập trong drama này nên đã có phân tích về câu trả lời của ông Goto.

Ở góc nhìn từ Petapixel, việc khan hiếm hàng là thực tế vì dù được ra mắt vào giữa tháng 2 nhưng hiện tại số lượng hàng rất ít để trả cho người dùng đặt trước. Fujifilm hồi tháng 3 cho biết sẽ phải mất “hàng tháng” để hoàn thành các đơn hàng hiện có, và hiện tại vẫn chưa có tín hiệu tích cực.

Fujifilm: "Không có chuyện chúng tôi sản xuất máy ảnh ít hơn là kế hoạch marketing"

Tuy nhiên, việc thiếu hụt X100VI cũng có thể dễ dàng được quy cho các thách thức về sản xuất như là do cố tình. Mặc dù việc dư thừa nguồn cung có thể tồi tệ theo quan điểm tài chính, nhưng công bằng mà nói việc không thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại cũng được xem là tệ.

Petapixel chia sẻ câu trả lời qua email được Fujifilm phản hồi: “Chúng tôi rất hài lòng với sự đón nhận tích cực của X100VI và tiếp tục nỗ lực để đảm bảo mọi khách hàng đặt hàng X100VI đều nhận được một chiếc. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ và kiên nhẫn của cộng đồng khi chúng tôi đẩy nhanh sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Có đủ hàng tồn kho để bán là một phần không thể thiếu trong thành công của chúng tôi, và chúng tôi cam kết đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Hiện tại, chúng tôi không nắm giữ hàng tồn kho dư thừa các sản phẩm này – chúng đang được sản xuất và vận chuyển ngay lập tức càng nhanh càng tốt.

Không thể đáp ứng nhu cầu của một số máy ảnh phổ biến nhất, bao gồm X100VI, không phải do Fujifilm không cố gắng. Fujifilm trước đó đã xác nhận với PetaPixel rằng họ đang sản xuất 15,000 máy mỗi tháng, đây là một tỷ lệ sản xuất đáng kể. Công ty cho rằng X100VI sẽ có mức độ phổ biến gấp đôi so với người tiền nhiệm và được lên kế hoạch phù hợp. Tuy nhiên, nhu cầu đã vượt xa cả mục tiêu của hãng.

Fujifilm X100VI phiên bản giới hạn cháy hàng

Theo Fujifilm, bất kỳ cáo buộc nào cho rằng Fujifilm hài lòng vì không có đủ máy ảnh để bán nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc sản lượng sản xuất giảm đều không đúng. Công ty cũng đã dự đoán được các cđơn đặt hàng tăng cao và đã lên kê hoạch đẩy nhanh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu dự kiến. Tuy nhiên, ngay cả với kế hoạch sản xuất tiên tiến và năng lực sản xuất tăng lên, vẫn còn danh sách chờ đợi cho các đơn đặt hàng vẫn chưa thể hoàn thành được. Mặc dù vậy Fujifilm cũng cam kết giao hàng tất cả các đơn đặt hàng cho tất cả khách hàng của mình.

Petapixel hỏi rằng liệu Fujifilm có coi các đơn đặt hàng tồn đọng hoặc nguồn cung không đủ là một phần trong chiến lược marketing rộng hơn của mình không, công ty trả lời, “Không. Chiến lược marketing của chúng tôi là giới thiệu những đổi mới đằng sau dòng sản phẩm máy ảnh kỹ thuật số và ống kính của chúng tôi để cung cấp cho người sáng tạo nhiều lựa chọn để họ có thể chọn đúng công cụ cho nghề của mình.”

Đối với việc Goto tham khảo Leica và mối liên quan của nó đến sự thay đổi cơ bản trong cách Fujifilm bán máy ảnh không gương lật, Fujifilm cho biết “mục tiêu của chúng tôi là tạo ra các sản phẩm có giá trị nội tại lâu dài cho người dùng. Điều quan trọng đối với chúng tôi là tạo ra các sản phẩm tồn tại trong nhiều năm, để chúng có thể tiếp tục mang lại giá trị cho cuộc sống của những người đang sử dụng chúng.

Fujifilm: "Không có chuyện chúng tôi sản xuất máy ảnh ít hơn là kế hoạch marketing"

Như vậy Petapixel tóm tắt lại rằng người dùng đang thất vọng vì không thể mua được máy ảnh sớm và với giá bán đề xuất bởi sự khan hiếm, đây là một tình trạng đáng quan ngại với cả Fujifilm. Tuy nhiên Fujifilm không cố tình hạn chế năng lực sản xuất hoặc nguồn cung của mình – đơn giản là họ không thể sản xuất đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

Fujifilm, máy ảnh Fujifilm, khan hiếm hàng

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan