Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt Nam

Melioidosis hay còn gọi là dịch bệnh Whitmore là dịch bệnh ăn mòn cơ thể được gây ra bởi Burkholderia pseudomallei thường được ví là Vi khuẩn ăn thịt người. Mặc dù căn bệnh này không hề mới lạ và hàng năm đều có người tử vong vì nó, nhưng mới đây Whitmore đã trở lại tại Việt Nam và xuất hiện nhiều ca mắc bệnh nữa đáng báo động.

Vào những năm 1912, xuất hiện căn bệnh kì lạ khiến cơ thể người bị ăn mòn dần tại Burma thuộc Myanmar ngày nay và được Alfred Whitmore mô tả về nó. Melioidosis hay còn gọi là dịch bệnh Whitmore là dịch bệnh ăn mòn cơ thể được gây ra bởi Burkholderia pseudomallei, là một loại vi khuẩn gram âm thường biến thành màu đỏ dưới phép nhuộm Gram. Nhóm vi khuẩn gram âm là nhóm vi khuẩn gây rất nhiều nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và cả bác sĩ khi chúng kháng quá nhiều kháng sinh và rất khó để điều trị.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt Nam
Nguồn: EPI

Về Whitmore, nó xuất hiện chủ yếu ở khu vực khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia. Các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nước, đất bị ô nhiễm và thậm chí là có trong không khí. Nó thường nhiễm bệnh cho con người và động vật qua việc hấp thụ, hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm bẩn, nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt NamKhi mắc bệnh, nó khá khó để phát hiện vì dù có các triệu chứng riêng nhưng các triệu chứng này lại rất giống với các bệnh khác như bệnh lao hoặc các dạng viêm phổi phổ biến hơn. Đơn cử như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Chính vì lẽ đó mà không ít người đã chủ quan cho đến khi sự việc trở nên nguy hiểm hơn và ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh đó, việc điều trị của Whitmore tương đối khó khăn vì nó kháng rất nhiều kháng sinh, buộc người bệnh phải dùng kháng sinh tấn công liều cao và kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt NamĐặc biệt hơn, hiện không có vắc-xin phòng chống Whitmore và phải khi xác định được bệnh tình mới bắt tay vào chữa trị được. May mắn thay là với y học hiện tại đã có thể xác định được Whitmore, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc sớm hay muộn mà người bệnh đến các cơ sở y tế lớn. Một điểm cần lưu ý là người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, đau lưng, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi… Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt Nam

Trước đây, nếu như 5-10 năm mới xuất hiện khoảng 20 ca mắc bệnh Whitmore tại Việt Nam thì theo Phó Giáo Sư, Tiến Sỹ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đầu năm 2019 đến nay bệnh viện đã ghi nhận được tới 20 ca mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu cho sự bùng nổ lần này được dự đoán là do mùa mưa kéo tới, đồng thời vi khuẩn Burkholderia pseudomallei đã đi theo nước mưa mà xâm nhập vào cơ thể.

Dịch bệnh ăn mòn cơ thể Whitmore đã quay trở lại, xuất hiện nhiều ca mắc bệnh tại Việt NamHiện tại vẫn chưa có vắc-xin nhưng theo chuyên gia cảnh báo cũng không nên quá lo lắng mà cần phải đảm bảo các quy tắc an toàn vệ sinh. Đầu tiên, Whitmore lây từ người và từ động vật sang người là rất hiếm, nó sẽ không thành dịch mà cũng đừng vì vậy mà chủ quan. Thứ hai, nó chủ yếu nhiễm bệnh cho con người và động vật qua việc hấp thụ, hít phải bụi bẩn hoặc tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm bẩn, nuốt phải nước bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da nên những người có công việc tiếp xúc với đất, nước nhiều như người làm nông và đặc biệt những người mắc các bệnh đặc biệt kể trên cần phải cẩn thận khi lao động phải có phương tiện bảo hộ lao động. Nếu có trầy xước, nhanh chóng thực hiện ngay việc rửa sạch, sát trùng vết thương và đồng thời hạn chế tiếp xúc vết thương với nước, cát bụi và đất. Thứ ba, cần phải ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng và liên tục thực hiện các thao tác phòng bệnh kể trên, nhất là với các khu vực xuất hiện người mắc bệnh. Cuối cùng, nếu phát hiện có các dấu hiệu giống như trên thì người bệnh nên đến ngay các cơ quan y tế, bệnh viện lớn để có thể khám và chẩn đoán, chữa trị kịp thời.

TheoCDC
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan