Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Nhân dịp ra mắt chuyên trang Công nghệ – Game, Báo Thanh Niên phối hợp cùng Ví MoMo, Công ty Cổ phần ZION (Ví điện tử ZaloPay), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Công ty cổ phần TNHH Tiki, Ví điện tử ShoppePay và Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn tổ chức buổi tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt”.

Buổi tọa đàm nhằm thảo luận và đưa ra các giải pháp tăng cường bảo mật cho giao dịch không tiền mặt trong bối cảnh thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, kéo theo nhiều nguy cơ đe dọa tới an toàn thông tin cá nhân và tài khoản của người tiêu dùng.

Hiện nay, cả nước có hơn 80 ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking, 44 ngân hàng có Mobile Banking cùng nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian, trên 90,000 điểm thanh toán QR và gần 300,000 điểm thanh toán POS. Trong 9 tháng đầu năm 2021, thanh toán qua di động tăng 76.2% về số lượng và 88.3% về giá trị, thanh toán qua Internet tăng lần lượt 51.2% và 29.1% so với cùng kỳ 2020.

Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Bên cạnh đó, hơn 85% người tiêu dùng Việt Nam đã sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% đã thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần mỗi tuần. Ghi nhận trong ngày 15.3 Siêu Hội Tiêu Dùng trên sàn thương mại điện tử Shoppe, số lượng gia dịch qua ví ShopeePay tăng gấp 4 lần trong khi số lượng người dùng ShopeePay tăng hơn gấp đôi so với trung bình ngày thường. Những con số này cho thấy Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ hướng đến xã hội không tiền mặt.

Song song với sự phát triển của giao dịch thanh toán không tiền mặt là sự gia tăng của các mối nguy lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt thông tin cá nhân, thông tin tài khoản người dùng. Việc cập nhật và trang bị những kiến thức cần thiết để làm chủ giao dịch, tránh trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ của người tiêu dùng mà còn của chuyên gia, các nhà hoạt động trong lĩnh vực này nhằm thúc đẩy một môi trường tiêu dùng không tiền mặt trong sạch, phát triển.

Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Ngô Trần Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bảo mật Nam Trường Sơn (NTSS) đánh giá: “Lừa đảo trực tuyến ngày càng nhiều và trở thành ‘việc làm ăn’ lớn của giới tội phạm mạng. Tại  Việt Nam, kịch bản và kỹ thuật lừa đảo phổ biến là kẻ xấu dụ nạn nhân bấm vào trang giả mạo, chiếm tài khoản, sau đó lừa bạn bè của họ, hay giả danh công an đòi kiểm tra thông tin cá nhân, lấy mã OTP… Dù  được liên tục cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều người sập bẫy và mất tiền, mất thông tin. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy người dùng cuối là mắt xích yếu nhất và khó nâng cấp nhất của các thành phần trong hệ thống bảo mật. Một khi họ không có ý thức về bảo mật thì hệ thống ngân hàng bảo mật nhất vẫn khó bảo vệ một người dùng sơ suất khi giao dịch online”.

Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó Chủ Tịch Ví MoMo chia sẻ: “Thời gian gần đây, các hành vi lừa đảo trên môi trường mạng diễn ra ngày càng nhiều với các hình thức liên tục thay đổi và tinh vi hơn. Vì vậy, ý thức bảo vệ tài sản cá nhân (bao gồm tài khoản Ngân hàng, ví điện tử) trong môi trường số ngày càng trở nên quan trọng hơn. Với hơn 31 triệu người dùng, chúng tôi nhận thấy vai trò của MoMo trong việc tuyên truyền, phổ biến và giúp người dùng nâng cao nhận thức về an toàn, bảo mật ngày một lớn. Hiện nay, bên cạnh liên tục cập nhật, sử dụng các công nghệ bảo mật và áp dụng hệ thống phòng chống gian lận, MoMo liên tục khuyến cáo tuyệt đối không click vào link lạ, không cung cấp OTP/mật khẩu cho bất kỳ ai để tránh mất tiền. Đồng thời liên tục cung cấp các thông tin để nỗ lực bảo vệ người dùng và giúp người dùng nhận diện những thủ đoạn lừa đảo mới nhất thông qua các tin tức cập nhật trên các kênh truyền thông của MoMo và báo đài. Trong thời gian tới, MoMo sẽ có những chiến dịch để đẩy mạnh, giúp người dùng tăng cường nhận thức về kiến thức an toàn bảo mật thông tin cá nhân và nâng cao ý thức bảo vệ tài sản trong giao dịch trực tuyến”.

Bên cạnh đó, bà Trương Cẩm Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ZION, đơn vị chủ quản của ví điện tử ZaloPay, cung cấp thêm một góc nhìn: “ZaloPay liên tục chuẩn hóa hạ tầng và các quy trình bảo mật an toàn thông tin theo chuẩn quốc tế, đồng thời ứng dụng công nghệ AI trong phục vụ khách hàng để cùng lúc đạt được 2 mục tiêu: vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch thanh toán vừa mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng”.

Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt

“Dưới góc nhìn của chúng tôi, sàn TMĐT – VĐT – Ngân hàng liên kết đều là những đơn vị lưu trữ những thông quan trọng của khách hàng khi tham gia thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá và thanh toán trực tuyến. Vì vậy, trong ngắn hạn, các bên phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bảo mật khi kết nối với nhau như mã hoá đường truyền, đảm bảo toàn vẹn dữ liệu trên đường truyền…Còn về dài hạn, các bên đều cần thường xuyên rà soát, tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý, cũng như có kênh trao đổi, chia sẻ thông tin để kịp thời phối hợp xử lý sự cố, bảo vệ khách hàng. Với ZaloPay, việc đảm bảo an toàn trong các giao dịch cho khách hàng luôn là chiến lược được ưu tiên hàng đầu”, bà Cẩm Thanh chia sẻ thêm.

Tọa đàm “Để an toàn trong các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt” cũng dự báo/nhận xét đến năm 2025, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự nhạy bén của giới trẻ, thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ tăng trưởng  25%, kéo theo sự gia tăng cực nhanh của số lượng giao dịch trực tuyến. Buổi tọa đàm hôm nay sẽ góp phần đặt nền móng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thiết lập giao thức bảo mật cho các giao dịch trực tuyến; đồng thời, cung cấp kiến thức cần thiết cho người dùng nhằm bảo vệ mình tốt hơn khi thực hiện giao dịch không sử dụng tiền mặt. Về lâu dài, lĩnh vực bảo mật giao dịch không tiền mặt sẽ mở ra nhiều cơ hội cho nhân sự ngành Công nghệ Thông tin, cũng như đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội nhờ các phương thức thanh toán nhanh chóng, chính xác, thuận tiện. 

Thông tin về chuyên trang CNTT – Game (Báo Thanh Niên)

Chuyên trang CNTT – Game chính thức ra mắt độc giả từ ngày 23.2.2022 với nhiều tiểu mục như Tin tức, Blockchain, Xu hướng –  Chuyển đổi số, Thủ thuật, eSport, Gaming house… liên tục được cập nhật, truyền tải những thông tin là xu hướng đang được nhiều người quan tâm, đồng thời khai thác tin tức, giải pháp công nghệ mới về blockchain cùng nhiều chủ đề số khác trong cuộc sống, bắt kịp dòng chảy của công nghệ. Tại chuyên trang, bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm thấy những tư vấn, đánh giá hữu ích từ giới chuyên gia liên quan đến sản phẩm, công nghệ mới ra mắt trên thế giới cũng như trong nước.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan