Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã bắt đầu được cả năm nhưng tuần này, mọi chuyện bắt đầu ‘kinh khủng’ có sức ảnh hưởng mạnh hơn khi Mỹ đưa ra lệnh cấm với Huawei. Vậy cách mà Trung Quốc có thể phản công lại trong cuộc chiến này trong ngành công nghiệp đều phụ thuộc vào họ đó là đất hiếm.
Đất hiếm là nguyên liệu thô cực ki quan trọng dành cho các thiết bị điện tử, và hầu hết chúng đều được sản xuất ở Trung Quốc và Mỹ lại là thuộc top những quốc gia cần đến nó để sản xuất cho mọi thứ của thế giới xem là tương lai từ ô tô điện, tuabin gió cho năng lượng, điện thoại minh và cả dành cho tên lửa.
Ngay cả phía truyền thông của Trung Quốc cũng tin tưởng điều này, và gọi sự phụ thuộc Mỹ vào đất hiếm sẽ là át chủ bài trong tay Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình cũng gợi ý về khả năng đó khi đến thăm một cơ sở sản xuất đất hiếm vào đầu tuần này.
Đất hiếm có thể được diễn giải như là viên ‘vitamin của hoá học’ bởi chỉ cần một lượng nhỏ nhưng tạo ra các hiệu ứng mạnh mẽ, chỉ một ít đất hiếm với một tí lệ đúng sẽ giúp màn hình TV sáng hơn, pin bền hơn và làm các nam châm mạnh hơn và đó là cách mà người ta thật sự cần đến đất hiếm. Vậy nên nếu Trung Quốc đột nhiên ngừng cung cấp các loại đất hiếm cần thiết sẽ giống như làm ngành công nghiệp liên quan công nghệ lùi lại một vài thập kỉ như lúc loài người biết nhưng chưa ứng dụng được các loại vitamin này.
Nhưng thật ra cái mà Trung Quốc nghĩ lại không như vậy, chịu ảnh hưởng bởi nhiều thứ từ địa lí, hoá học, lịch sử và quan trọng nhất đó là môi trường mà thực tế đất hiếm không hiếm.
Bao gồm 17 nguyên tố, USGS – United States Geological Survery (Khảo sát địa chất Hoa Kỳ) diễn giải là ‘phong phú vừa phải’, có nghĩa là chúng không phổ biến như oxi chúng ta hít thở, không tràn lan như đất chúng ta đi lên hoặc là nhiều như sắt được sử dụng trong các công trình nhưng một vài nguyên tố cũng chiếm một tí lệ ngang hàng với đồng hay chì mà bình thường chẳng ai lại bảo đồng hay chì là một thứ gì đó hiếm có và đắt tiền, và chúng tồn tại lượng lớn đáng kể không chỉ ở Trung Quốc mà còn Brazil, Canada, Úc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,…
Thách thức của đất hiếm đó là nó chỉ tìm thấy theo một khối (chiếm tỉ lệ ít trong khối đó và do đó nên nó được gọi là đất hiếm). Với một ‘cục’ lớn sẽ bao gồm rất nhiều thành phần yếu tố hoá học liên kết với nhau, các hợp chất phức tạp và khoáng chất đặc biệt và bụi bẩn, với tất cả những yếu tố trên làm cho việc khai thác đất hiếm gần như là rất khó, cần nhiều quy trình và tiêu tốn nhiều thời gian để tách chúng riêng biệt, sạch sẽ và ‘có thể sử dụng được’.
Khi bạn có được một nắm đất bị pha tạp, thử thách lớn nhất không phải là khai thác mà là tách được các thành phần của chúng.
Quy trình để tách đất hiếm thường sẽ cần đến hàng tá các bồm chứa đầy axit, tiềm tàng rủi ro đầu tiên đó là sức khoẻ người sản xuất tiếp đến đó là xử lí các phụ phẩm, phế phẩm độc hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì những điều ‘đơn giản’ trên mà các quốc gia như Mỹ thường sẽ ‘nhường’ lại việc sản xuất đất hiếm dành cho Trung Quốc với ưu điểm là giá vẫn chấp nhận được vì nguồn nhân công rẻ, tiếp đó phía Trung Quốc thì xem đất hiếm chỉ là một sản phẩm phụ của việc khai thác các mỏ, còn Mỹ và mặc kệ họ xử lí đống chất thải miễn sao có sản phẩm để phía Mỹ có đất hiếm để sản xuất là được.
Có thể bạn chưa biết rằng trước đây, Trung Quốc không phải là nhà cung cấp chính mà nó đến từ Mỹ của mỏ Mountain Pass tại California trong những năm 1960~1980, sau đó sự cố nước thải độc hại xảy ra vào năm 1998 khiến mọi thứ bị đình chỉ và toàn bộ khu vực khai thác bị phá huỷ vào năm 2002.
Từ năm 1990 trở đi, Trung Quốc đảm nhận phần lớn sản lượng, đi cùng đó là chịu trách nhiệm cho môi trường. Theo báo cáo từ chính phủ Trung Quốc vào 2010 cho biết, ngành công nghiệp này đang sản xuất khoảng 22.05 triệu tấn chất thải độc hại mỗi năm. Và sản lượng hiện tại của Trung Quốc đang chiếm khoảng 80% cho nhu cầu của thế giới mà trước đó từng đạt đến 90%.
Vậy điều gì sẽ diễn ra khi Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm cho Mỹ?
Mặc dù là hiện tại vẫn chưa ngừng cung cấp nhưng không phải là trước đó chưa từng có tiền lệ. Năm 2010 Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Nhật vì chuyện tàu đánh cá và tranh chấp quần đảo Senkaku, mặc dù là nó là sự thật nhưng vấn đề mà Nhật gặp phải dường như chẳng đáng kể, và giờ cũng chẳng ai còn nhắc đến chuyện này như một câu chuyện điển hình về ‘sự trả giá’.
Phía Trung Quốc vẫn có những kẻ xuất khẩu theo đường khác qua Nhật, còn Nhật thì tìm ra cách sử dụng ít đất hiếm hơn trong sản xuất; họ cũng chọn lựa nguồn cung khác vì trên thế giới không chỉ mỗi Trung Quốc là có đất hiếm. Bằng cách hạn chế lại đất hiếm, Trung Quốc nghĩ Nhật sẽ nhượng bộ và chấp nhận thua cuộc nhưng không Nhật lại ‘thích nghi’ với điều này.
Nhưng nếu chuyện này thật sự diễn ra thì ít ra phía Mỹ cũng sẽ còn hàng dự trữ tư nhân và từ các nước khác để phục vụ cho các ngành thiết yếu như quân đội trong thời gian ngắn để chờ tìm ra nguồn cung khác, và trong lúc cấm vận diễn ra sẽ dẫn đến việc hàng hoá công nghệ cao và các vật liệu liên quan sẽ bị tăng giá, quan trọng nhất và bị ảnh hưởng dễ nhận thấy đó là giá của các thiết bị điện thoại thông minh vì chúng cùng lúc sử dụng đất hiếm từ linh kiện phần cứng, vi xử lí cho đến tấm nền màn hình. Mặc dù lệnh cấm chỉ là suy đoán nhưng các công ty hoá chất của Mỹ cũng đang sẵn sàng cho tính huống ‘làm giàu’ bất khả kháng này, khởi động lại các mỏ và đầu tư các kho dự trữ cho tình huống xấu nhất.
Thật sự câu chuyện chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã phức tạp hơn rất nhiều, liệu Huawei có thích nghi được hay Trung Quốc sẽ nhượng bộ Mỹ trong thời gian sắp tới hay không, sẽ cần thời gian để trả lời những câu hỏi này.