Tham vọng mở rộng không gian vũ trụ của Ấn Độ bao gồm cả việc hiện diện lâu dài hơn trên quỹ đạo trái đất, và họ cũng đưa ra tuyên bố rõ ràng rằng sẽ không dựa vào các nước khác để thực hiện tham vọng của mình.
Giám đốc Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ – K Sivan gần đây đã tiết lộ kế hoạch phòng một trạm vũ trụ vào khoảng năm 2030, mặc dù chỉ là trạm nhỏ chỉ đủ để các phi hành gia ở lại khoảng 15-20 ngày nhưng cũng đủ để thực hiện nhiều nghiên cứu và tăng sự hiện diện của Ấn Độ ngoài không gian.
Trong năm 2020, Ấn Độ sẽ có nhiệm vụ đưa người vào không gian đầu tiên còn hiện tại đang tập trung vào một nhiệm vụ đổ bộ lên mặt trăng sẽ được khởi động vào 15 tháng 7 tới đây.
Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch Ấn Độ sẽ là cái tên tiếp theo được xếp vào nhóm những quốc gia có được thành tựu khoa học không gian với nhiều bước tiến quan trọng. Hiện tại Trạm vũ trụ quốc tế gồm 3 quốc gia vận hành là Trung Quốc, Nga và Mỹ đang đảm nhiệm, nếu Ấn Độ thành công trong việc triển khai trạm vũ trụ của riêng mình tạo ra bước tiên xa hơn trong công cuộc cạnh tranh với các nước nước như Mỹ hoặc Trung Quốc về khám phá không gian, và tham vọng của họ hoàn toàn rõ ràng và khả thi bởi nó cần đến hơn 10 năm nữa mới đến.