Đã đến lúc loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera

Có không ít ý kiến cho rằng các máy ảnh cảm biến nhỏ đều tệ và không tốt, tuy nhiên đã đến lúc chúng ta nên loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera vì những máy ảnh APS-C hay Micro Four Thirds xứng đáng nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn.

Trang PetaPixel chia sẻ một bài viết sau khi bắt gặp một bài đánh giá trên blog nhiếp ảnh, bài đánh giá này tóm gọn lại rằng “tất cả máy ảnh cảm biến nhỏ đều tệ“. Theo trang này, các ý kiến ủng hộ chủ yếu xoay quanh việc các máy ảnh cảm biến nhỏ (cụ thể là APS-C và Micro Four Thirds) cho cảm giác rẻ tiền so với các lựa chọn full-frame, có công nghệ tổng thể kém hơn, khả năng tái tạo màu sắc tệ hơn và nhìn chung là giá trị thua thiệt. Đứng trước ý kiến này, trang PetaPixel đã chia sẻ bài đính chính đòi lại công bằng cho các máy ảnh cảm biến nhỏ.

Đã đến lúc loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera

Trước tiên, hãy cùng giải quyết những tuyên bố về cụ từ “rẻ tiền” và giá trị thấp. Tuyên bố này có thể dễ dàng được kết luận khi đặt lên bàn cân một chiếc máy ảnh cụ thể nào đó có cảm biến nhỏ hơn và so sánh nó với một lựa chọn cao cấp. Đây chỉ là một góc nhìn phiến diện.

Hiện nay có rất nhiều máy ảnh cảm biến nhỏ nhưng được hoàn thiện chất lượng với nhiều tính năng cao cấp, lấy ví dụ chiếc Canon R7 sở hữu màn trập cơ học 15 khung hình/giây, cảm biến 32MP và khả năng lấy nét tự động vượt trội. Có thể nói trong cùng phân khúc giá không có sản phẩm nào của Canon với cảm biến full-frame có thể sánh được.

Đã đến lúc loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera

Theo một góc nhìn khác, một số máy ảnh APS-C có chất lượng thân máy thấp hơn vì toàn bộ sản phẩm được thiết kế để có giá thành rẻ hơn và phù hợp hơn, tất nhiên điều đó có nghĩa là phải cắt giảm chi phí trên tất cả các khía cạnh. Các cắt giảm này do thiết bị thuộc dòng cảm biến APS-C hoàn toàn không liên quan gì đến cảm biến mà phụ thuộc vào đối tượng người dùng, mục đích và sức hấp dẫn trên thị trường. PetaPixel cho biết là có một chiếc máy ảnh full-frame với chất lượng thân máy kém, đó chính Canon EOS RP chứ không phải cứ là máy ảnh full-frame thì chất lượng sẽ cao hơn.

Một so sánh khác được PetaPixel chia sẻ chính là các máy ảnh Sony FX30, OM System OM-1 Mark II, Panasonic G9 II, Fujifilm X-H2s và Nikon Z50 đều là những máy ảnh cảm biến APS-C nhưng được hoàn thiện cực kỳ tốt.

Đã đến lúc loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera

Tiếp đến là về công nghệ, sự so sánh này rất dễ bác bỏ vì nhiều máy ảnh cảm biến nhỏ có các tính năng mà máy ảnh full-frame không có. Cảm biến nhỏ hơn và lượng dữ liệu nhỏ hơn mang lại những lợi ích đáng kể khi xử lý từ đó giúp tốc độ nhanh hơn và đôi khi là có một vài tính năng tốt hơn. Sony nổi tiếng với việc thử nghiệm các tính năng hoàn toàn mới trên thân máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn trước khi đưa chúng vào toàn bộ danh mục sản phẩm của mình. Ví dụ dễ chỉ ra nhất là tính năng Real-Time Tracking dựa trên cảm ứng chạm, được giới thiệu trên a6400 – một máy ảnh APS-C trước rồi sau đó mới đến các máy ảnh cao cấp khác.

Cuối cùng là về nhận xét màu sắc từ cảm biến nhỏ hơn sẽ tệ hơn, có phần đúng nhưng không hoàn toàn. Đúng là cảm biến nhỏ hơn có nghĩa là độ chính xác màu sắc sẽ giảm nhiều hơn so cảm biến lớn trong điều kiện ánh sáng yếu, nhưng đó là sự đánh đổi để có tốc độ đọc dữ liệu nhanh với giá thành thấp hơn.

Đã đến lúc loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera

PetaPixel kết thúc bài viết bằng lời khuyên rằng chúng ta nên loại bỏ định kiến về kích thước cảm biến camera vì hiện tại yếu tố này không còn đúng 100% khi đánh giá giá trị của một chiếc máy ảnh. Hiện nay chúng ta đang có OM-1 với cảm biến Micro Four Thirds nhưng sở hữu các tính năng về nhiếp ảnh điện toán đáng kinh ngạc, hay Fujifilm X-H2s với công nghệ cảm biến APS-C xếp lớp cho tốc độ và chất lượng ảnh đáng chú ý. Tất cả đều có mức giá thấp hơn một chiếc máy ảnh full frame.

NguồnPetapixel

máy ảnh APS-C, máy ảnh Micro Four Thirds, cảm biến APS-C, cảm biến Micro Four Thirds

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan