Chúng ta thường có thói quen cắm sạc smartphone qua đêm để hôm sau sử dụng nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên điều này ẩn tiềm nhiều nguy cơ cháy nổ. Vậy nên hay không?
Vài năm trước, các chuyên gia khuyến cáo không nên cắm sạc thiết bị di động qua đêm nhằm tránh việc giảm tuổi thọ của pin, đồng thời giảm các nguy cơ cháy nổ đáng tiếc xảy ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hầu hết smartphone đều dùng pin Lithium-ion. Loại pin này có thời gian nạp điện trung bình từ 2,5 – 3 giờ, nếu sạc lâu hơn pin sẽ mất ổn định và giảm độ bền theo thời gian (hay chúng ta quen gọi là chai pin).
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại quan điểm này đã không còn phù hợp nữa, bởi smartphone bây giờ đều trang bị công nghệ mới cho phép ngắt nguồn điện khi đầy pin hoặc điều chỉnh nguồn điện phù hợp không gây tổn hại pin.
Edo Campos, người phát ngôn của Anker (hãng sản xuất các thiết bị sạc và pin dự phòng di động) chia sẻ: Điện thoại thông minh, trên thực tế đã thông minh thực sự, bởi chúng biết khi nào nên dừng sạc. Nếu tìm hiểu, bạn sẽ thấy smartphone hiện đều được tích hợp con chip có khả năng ngăn chặn hấp thụ dòng điện sau khi được nạp đầy năng lượng.
Như vậy ta có thể tạm kết luận: cắm sạc qua đêm hoàn toàn bình thường, không có gì đáng lo ngại nếu không dùng những bộ sạc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thế nhưng mọi việc không chỉ dừng lại ở đó, rắc rối mới phát sinh từ công nghệ sạc nhanh.
Trong vòng hai năm đổ lại đây, các nhà sản xuất điện thoại đã mang công nghệ sạc nhanh lên các thiết bị di động của mình ngày một nhiều hơn. Lý do bởi đáp ứng tốt được nhu cầu của khách hàng. Thay vì phải sạc liên tục 3, 4 giờ, thời gian đó sẽ được rút ngắn xuống phân nửa, mọi người có thể sạc điện thoại ở bất kỳ đâu trong thời gian cực ngắn.
Công nghệ sạc nhanh rất hữu ích, đặc biệt là trong các trường hợp điện thoại hết pin, cần nạp điện nhanh để thực hiện cuộc gọi, nhắn tin… khẩn cấp. Tuy nhiên, nó sẽ khiến tuổi thọ pin bị ảnh hưởng. Về nguyên lý đối với pin Lithium-ion (và cả pin Lithium-Polymer), các ion Lithium di chuyển từ điện cực âm đến cực dương trong quá trình xả, và ngược lại khi sạc. Việc nạp điện nhanh đồng nghĩa với quá trình này diễn ra ở tốc độ nhanh hơn, từ đó khiến các điện cực bị ăn mòn nhiều hơn, khiến pin nhanh hỏng hơn. Hatem Zeine, người sáng lập kiêm giám đốc công ty sạc không dây Ossia, giải thích.
Zeine cũng đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này: Việc sạc với dòng điện thấp hơn đồng nghĩa với thời gian nạp điện chậm hơn, và quá trình đó giúp bảo vệ các điện cực. Nếu sạc qua đêm, không nên dùng củ sạc đi kèm máy, thay vào đó là sạc chính hãng hoặc các thương hiệu đáng tin cậy có dòng điện thấp hơn. Ví dụ cho các bạn dễ hình dung: Hãy dùng củ sạc của Galaxy S3 (5V – 1A) cho Galaxy S7 (9V-1,67A /5V-2A)