Nhiếp ảnh gia Nigel Danson đã chia sẻ một video cách anh ấy chọn tiêu cự phù hợp nhất cho mỗi khung cảnh nhất định để chụp phong cảnh.
Đọc thêm:
- Nhập môn đơn giản với bộ môn nhiếp ảnh Phong cảnh Tối giản
- 5 mẹo sẽ giúp bạn nâng cao kĩ năng khi chụp ảnh góc rộng
- 5 thủ thuật chỉnh sửa sẽ biến đổi bất kỳ ảnh phong cảnh nào trở nên đẹp hơn
Mỗi cảnh quan đều đem đến nhiều góc chụp đẹp mắt và chỉ chờ nhiếp ảnh gia có thể chọn đúng tiêu cự mà ghi lại. Thế nhưng không nhiều người biết tới khi nào nên chọn những tiêu cự này và chụp gì thì chọn những tiêu cự này, nên nhiếp ảnh gia Nigel Danson đã chia sẻ một video cách anh ấy chọn tiêu cự phù hợp nhất cho mỗi khung cảnh nhất định để chụp phong cảnh.
Đầu video, Danson cho biết mắt người có tiêu cự 21mm nhưng chúng ta thường tập trung vào khoảng giữa khung tiêu cự 50mm hơn dù góc nhìn của chúng ta khá lớn. Nhưng thực thế chúng ta thường nhìn khung cảnh với tiêu cự khoảng 40-55mm. Thế nên khi chụp các bức ảnh với 24mm, chúng ta thường có cảm giác bức ảnh cho góc chụp rộng hơn. Còn có yếu tố độ sâu trường ảnh là một yếu tố khi chụp phong cảnh, nhiều người ít nhận ra nhưng tiêu cự càng xa thì độ sâu trường ảnh càng ngắn. Nghĩa là ở cùng một khẩu độ, tiêu cự càng ngắn sẽ càng giữ nhiều chi tiết sắc nét hơn tiêu cự dài.
Một yếu tố khác đó chính là tỉ lệ, với các ống kính góc rộng và góc siêu rộng thì các tỉ lệ vật thể gần như tương đương nhau, nên bạn có thể sử dụng để chụp người, xe hoặc các toà nhà. Nhưng với các ống kính tiêu cự xa, nó sẽ làm phóng to chủ thể hơn, thích hợp để chụp các phong cảnh như núi khi bạn muốn làm cho nó trông hùng vĩ và lớn hơn.
Góc siêu rộng 14-30mm hoặc 16-35mm
Khi sử dụng góc siêu rộng bạn thật sự cần phải cẩn thận vì rất nhiều thứ thu được với ống kính góc siêu rộng. Đầu tiên bạn cần phải biết đặt các vật thể cần thiết vào khung ảnh và tận dụng chúng làm tiền cảnh cần nhấn mạnh. Ở bức ảnh dưới đây, có quá nhiều thứ bão hoà vài như như cánh đồng hoa không đủ mạnh để tạo điểm nhấn và dãy núi phía sau bị mờ nhạt đi:
Bức ảnh các chỏm đá dưới đây đã tốt hơn khi biết sử dụng những chỏm đá làm điểm nhấn:
Một điều bạn nên biết là từng milimet ở tiêu cực trên ống kính góc rộng đều đem đến những thay đổi khác nhau rất nhiều, như hai bức ảnh dưới đây được chụp ở 14mm và 16mm. Mặc dù khác biệt về mùa khi chụp gây khó khăn một chút, nhưng có thể thấy 14mm thu được nhiều chi tiết và tạo điểm nhấn hơn:
[twenty20 img1=”168536″ img2=”168535″ offset=”0.5″ before=”14mm” after=”16mm” hover=”true”]
Và hãy lưu ý là các vật thể trong khung ảnh đừng nên quá xa, vì như vậy khi lên ảnh các vật thể đó thực tế còn xa hơn khi bạn nhìn với mắt thường. Giống như dãy núi và ngọn núi trong hai bức ảnh đầu tiên. Danson gợi ý sử dụng tiêu cự góc siêu rộng để chụp các bức ảnh mà chủ thể nổi bật ở gần chúng ta, còn hậu cảnh ở một khoảng cách không quá xa để tạo thêm điểm nhấn, tất nhiên cũng đừng quá gần để gây mất sự chú ý. Khá khó để hình dung nhưng bạn có thể dùng camera góc rộng trên điện thoại hoặc đưa ống kính ướm thử các góc để hình dung.
Góc rộng 18-24mm
Góc rộng 18-24mm thường dễ sử dụng hơn với góc siêu rộng 14mm hay 16mm và thực tế nhiều người dễ tiếp cận hơn vì giá thành thường rẻ hơn khá nhiều, bạn vẫn sẽ có hiệu ứng góc rộng nhưng vẫn đủ để mắt bạn bao quát được khung cảnh khi sử dụng ống kính này. Và đặc biệt khi sử dụng 24mm, một số thứ trong bức ảnh được phóng to lên và bạn sẽ không cần phải đứng đủ gần như các góc siêu rộng để có thể là nổi bật hiệu ứng.
[twenty20 img1=”168539″ img2=”168518″ offset=”0.5″ before=”14mm” after=”20mm” hover=”true”]
Một ví dụ khác, các ngọn núi ở quá xa so với dải đá ở tiền cảnh nên sử dụng 20mm để khiến các ngọn núi to hơn nhưng vẫn tạo cảm giác tiền cảnh tạo điểm nhấn. Góc này nếu sử dụng góc siêu rộng sẽ không hợp lý vì làm hậu cảnh trông rất xa:
Hoặc đôi khi những thứ ở tiền cảnh quá nổi bật, bạn muốn cân bằng hơn với khu vực trung cảnh và hậu cảnh thì 24mm cũng là một lựa chọn tốt:
Hoặc bức ảnh dưới đây nữa, vách đá rất lớn hơn 100 mét nhưng Danson vẫn dùng tiêu cự 24mm để cân bằng hơn so với tiền cảnh:
Tiêu cự tầm trung 30-60mm
Đây là khoảng tiêu cự rất linh hoạt và thú vị khi sử dụng, thích hợp để khởi đầu khi chụp phong cảnh. Với tiêu cự xa khoảng 30mm, bạn có thể đưa những hậu cảnh ở xa lại gần hơn, kết hợp với một số tiền cảnh tạo thêm điểm nhấn:
Hoặc bức ảnh dưới đây khi trung cảnh tảng đá được đưa gần hơn cùng với tiền cảnh, hậu cảnh là các ngọn núi phía sau hoà nhập vào cũng tạo thêm sự thu hút:
Tương tự với ảnh dưới đây, dãy núi quá nhỏ được đưa lại gần hơn với tiền cảnh là cây:
Giống như đề cập ở trên, với tiêu cự xa như thế này thì DOF sẽ rất gần và ảnh dưới đây ở F8 nhưng hậu cảnh bị mờ, may mắn là thời tiết sương mù đã giúp sức một chút:
Tiêu cự siêu xa 70-200mm trở lên
Danson gợi ý nên sử dụng tiêu cự cuối cùng của ống kính tele khoảng 200mm, lúc này bạn sẽ thấy nhiều khung hình cực lạ mà bạn chưa từng nghĩ tới. Với việc phóng xa như thế, bạn sẽ thấy được nhiều chi tiết hơn:
Hoặc có thể sử dụng 70mm ở vài trường hợp cũng giúp thấy nhiều chi tiết hơn, dưới đây là ảnh được chụp từ phía bên kia hồ:
70mm cũng làm cho khung ảnh hẹp hơn để bạn có thể tạo một góc nhìn khác trong cảnh rộng lớn, cũng như bạn sẽ dễ kiểm soát bố cục hơn.
Tương tự với tiêu cự xa hơn, bạn có thể thu hẹp các vật thể trong ảnh để giữ lại những thứ cần tập trung vào như bụi cỏ và chú thiên nga:
So sánh giữa 26mm và 90mm ở bức ảnh hoàng hôn trên cầu, rất may mắn là 26mm thu được nhiều chi tiết và góc chụp đủ tạo điểm nhấn. Nhưng sử dụng tiêu cự 90mm, tập trung hơn sẽ đem đến một góc nhìn khác đặc biệt không kém cạnh:
[twenty20 img1=”168512″ img2=”168513″ offset=”0.5″ before=”26mm” after=”90mm” hover=”true”]
Phóng xa với tiêu cự 180mm chủ thể chính giờ đây là dòng người đứng ngắm nhìn hoàng hôn:
Tiêu cự xa hơn cũng được dùng để nhấn mạnh cảnh:
Những tiêu cự dùng nhiều nhất
Kết thúc video, Danson đề cập đến những tiêu cự được dùng nhiều nhất là 24mm khi mà nó dễ sáng tác hơn so với các góc siêu rộng, nó vẫn đem đến độ phóng đại vật thể tốt và vẫn giữ được nhiều chi tiết cảnh hơn. Còn các ống kính tiêu cự xa thích hợp dùng để nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong cảnh.