Bắt đầu từ tháng 8 nắm 2019, tất cả các nhà phát triển ứng dụng phải hỗ trợ nền tảng 64-bit theo như thông báo mới nhất đến từ Google.
Android đã hỗ trợ ứng dụng 64-bit kể từ phiên bản Lollipop năm 2015 nhưng Google không bắt buộc các nhà phát triển ứng dụng phải hỗ trợ nền tảng này ngay từ lúc đó. Tuy vậy, bây giờ Google đã ban hành một luật về vấn đề này. Cụ thể, bắt đầu tháng 8 năm 2019, tất cả các ứng dụng Android đều sẽ phải hỗ trợ nền tảng 64-bit. Đương nhiên họ không cần phải loại bỏ hoàn toàn khả năng tương thích với nền tảng cũ là 32-bit nhưng với sự phát triển hiện nay thì họ cũng không nên níu kéo làm gì nữa. Google lưu ý rằng, cuối cùng thì các thiết bị Android chỉ hỗ trợ mã 64-bit, vì thế mọi người sẽ phải thay đổi.
Cùng với đó là một số yêu cầu nữa được Goolge nhắc tới nhưng sẽ được thực thi trong thời hạn sớm hơn. Vào tháng 8 năm 2018, các ứng dụng mới phải hướng tới giao diện lập trình của Android Oreo. Đây không phải yêu cầu bắt buộc tuyệt đối, nhưng nếu không tuân thủ thì nhà phát triển sẽ bị giới hạn một số tính năng. Google cũng sẽ đưa ra một số yêu cầu nhất với mỗi năm mới, ngăn không cho các nhà phát triển cảm thấy “quá thoải mái”.
Xoay sang vấn đề bảo mật, từ đầu năm 2018, Google sẽ tự động chèn siêu dữ liệu bảo mật vào mỗi ứng dụng để xác minh rằng ứng dụng đó được phân phối chính thức từ Google Play. Google nói rằng nó giống như một dạng “huy hiệu xác thực” của họ.
Google không phải là người tiên phong đi đầu đối với trường hợp liên quan đến nền tảng 64-bit này. Vì Apple đã bắt đầu yêu cầu ứng dụng hỗ trợ mã 64-bit từ tháng 2 năm 2015 và hiện iOS 11 đã bỏ hẳn ứng dụng 32-bit. Về mặt người dùng, họ sẽ không thấy sự cải tiến nào đáng kể, rõ rệt về mặt hiệu năng. Nhưng điều này sẽ giúp các nhà phát triển làm ra các sản phẩm của mình một cách hoàn thiện hơn và tốt hơn.