Mặc dù vẫn chưa có những khám phá đầy đủ về Hải Vương tinh và những hành tinh đầy khí đốt khác, nhưng các nhà khoa học có khá nhiều giả thuyết xung quanh chúng và một trong số đó là “mưa kim cương”.
Theo họ, những viên kim cương được phun lên hành tinh từ những trận mưa này sẽ chìm xuống và bao bọc lấy lõi hành tinh. Thay vì mất một khoản thời gin dài để chờ đợi, các nhà khoa học đây đã có thể tự tạo một trận mưa kim cương cho chính họ. Các điều kiện tương tụ như trên Hải Vương tinh được tái tạo tại phòng thí nghiệm SLAC , Stanford, với nguồn năng lượng được cung cấp từ một máy phát laser cực mạnh.
Nhóm nghiên cứu sử dụng polystryrenen để mô phỏng bầu khí quyền mê-tan của Hải Vương tinh. Việc tạo áp suất cao để nén các phân tử hydro và carbon lại với nhau để tạo thành kim cương được tiến hành thông qua một hệ thống được gọi là Matter in Extreme Conditions (MEC), thiết bị được đặt nằm trong một nguồn phát laser tia X mạnh nhất thế giới và máy gia tốc nguồn sáng (Linac Coherent Light Source – LCLS). MEC sẽ kết hợp chùm sáng phát ra bởi LCLS và chùm laser lại với nhau.
SLAC gần đây đã nâng cấp MEC để nó có sức mạnh lên đến 17 Teslas phát ra 100 kilowatt-giờ trong một giây. Với thiết bị này các nhà khoa học giờ đây đã có thể tái tạo được các điều kiện của các hành tinh ở cách xa để nghiên cứu. Chiếc máy này sẽ tạo ra những đợt sóng sung kích cực mạnh làm biến đổi carbon trong vật liệu thành dạng kim cương có kích thước vài nanomet. Các nhà khoa học tìn răng với phương pháp này họ có thể tạo ra được hàng triệu cara.
Nguồn laser mà họ sử dụng cho phép có thể thu được các dữ liệu trong thời gian thực, điều mà không thể làm trước đó vì điều kiện cần thiết để tạo ra một viên kim cương chỉ kéo dài trong vài giây, trong điều kiện phòng thí nghiệm. Điều này giúp các nhà khoa học có thể thu thập được các thông tin có giá trị về cơ chế xảy ra của mưa kim cương, phục vụ cho các nghiên cứu vũ trụ trong tương lai. Ngoài ra, phương pháp này cũng phục vụ cho việc sản xuất kim cương nano làm trang sức, thiết bị khoa học, điện tử và nhiều mục đích khác trong tương lai.
Hiện phương pháp này mới chỉ sử dụng phục vụ cho nghiên cứu, giúp các nhà khoa học có thể nhìn vào sâu bên trong của các hành tinh. Trưởng nhóm Dominik Kraus giải thích thêm:
Chúng ta không thể đi sâu vào bên trong các hành tinh để quan sát chúng… thí nghiệm này sẽ bổ sung cho những quan sát của vệ tinh và kính viễn vọng