Nếu bạn muốn thực hiện một thử thách nhiếp ảnh khác biệt thì hãy thử chụp Sao Thổ lấp ló sau Mặt Trăng như nhiếp ảnh gia Paul Stewart.
Đọc thêm:
- Những bức ảnh đẹp chiến thắng và lọt vào chung kết cuộc thi BigPicture của Học viện Khoa học California
- 5 thủ thuật chỉnh sửa sẽ biến đổi bất kỳ ảnh phong cảnh nào trở nên đẹp hơn
Paul Stewart là một nhiếp ảnh gia thiên văn kèm nhà thiên văn học nghiệp dư sống tại Timaru, New Zealand. Vào năm 2014, người này đã có thể chụp được một bức ảnh thú vị về Mặt Trăng với Sao Thổ đang lấp ló đằng sau. Để chụp được bức ảnh này, Stewart đã kết hợp 3 bức ảnh với bức đầu tiên là chụp một bức ảnh Sao Thổ xuất hiện sau Mặt Trăng, sau đó tiếp tục người này phơi sáng riêng biệt Mặt Trăng và Sao Thổ lại ở các bức ảnh sau rồi ghép các vật thể phơi sáng đúng vào khung ảnh ban đầu để làm nổi bật các chi tiết của từng vật thể.
Cách làm này có phần hơi gian lận một chút nhưng cũng đáng để bạn thử sức vì khó mà có thể có được bức ảnh hoàn chỉnh chỉ với một tấm ảnh. “Bởi vì bề mặt sáng của Mặt Trăng cao và bề mặt sáng của Sao Thổ tối hơn nên việc chụp một bức ảnh thấy rõ cả hai là điều không thể.” – Stewart giải thích. Đồng thời việc chụp lại sẽ rất khó khăn khi một quãng thời gian khá lâu hai hành tinh này mới nằm tại vị trí thuận lợi để chụp.