Các nhà thiên văn học đã tạo ra bản đồ toàn cầu đầu tiên về mặt trăng Titan của Sao Thổ

Các nhà thiên văn học mới đây đã tạo ra được bản đồ toàn cầu của hành tinh Titan, là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ.

Cuối cùng thì các nhà khoa học đã có được cái nhìn toàn diện về Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ sau khi một nhóm các nhà thiên văn học đã tạo ra được bản đồ toàn cầu của nó. Bằng cách sử dụng hơn 100 vòng quay bay quanh Titan của vệ tinh do thám Cassini từ năm 2004 đến 2017, từ đó các nhà khoa học kết hợp hai phép đo đạc hình ảnh và radar tạo nên bản đồ hoàn chỉnh. Qua bản đồ này, Titan có các cảnh quan địa lý đa dạng giống như Trái Đất ở một số phương diện.

Các nhà thiên văn học đã tạo ra bản đồ toàn cầu đầu tiên về mặt trăng Titan của Sao Thổ

Hành tinh Titan hầu như là các vùng đất bằng phẳng, nhưng 17% của nó (chủ yếu nằm ở xích đạo) bị che phủ trong cồn cát trong khi đó thì 14% là đồi núi, núi và 1.5% trong số đó là địa hình có dạng mê cung do mưa và xói mòn. Đó là những gì mà bạn có thể thấy, nhưng quan trọng không kém đó là những gì bạn không thấy được. Trong số đó khá ít các hố va chạm do thiên thạch, chứng tỏ rằng bề mặt còn “trẻ”, không chịu nhiều va chạm từ các thiên thạch bên ngoài gây ra. Đồng thời cũng vì ít các hố va chạm này mà Titan cũng có khá ít hồ, các hồ này không phải là hồ nước mà chất lỏng bên trong là metan.

Các nhà thiên văn học đã tạo ra bản đồ toàn cầu đầu tiên về mặt trăng Titan của Sao ThổViệc có thể tạo ra được bản đồ này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về hành tinh này, trong số đó việc các mùa của Titan sẽ diễn ra như thế nào, tại sao các khu vực có địa hình đặc biệt lại trở nên như vậy. Quan trọng nhất là NASA có thể nghiên cứu thêm các vị trí đáp tốt hơn để phục vụ công tác thám hiểm, khảo sát hành tinh sau này.

NguồnEngadget
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan