Nhiếp ảnh có vô hình vạn trạng và nhờ sự đa dạng đó biến nhiếp ảnh trở thành một sở thích, đam mê vô cùng độc nhất. Bên cạnh các trường phái cơ bản như chân dung, phong cảnh thì còn có trường phái nhiếp ảnh du lịch thích hợp cho những ai ưa thích phiêu lưu, đi đây đi đó.
Nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích sự kích thích và phiêu lưu, nhưng số khác lại muốn có các bức ảnh chân dung độc đáo. Một số khác nữa lại thích tập trung vào thế giới siêu vi, số khác lại đam mê tốc độ nhưng một số lại có niềm vui khi chụp các động vật. Nói chung, nhiếp ảnh là không có rào cản và không có ranh giới, cũng vì vậy mà việc du lịch, chụp lại các bức ảnh cũng có thể được xem là nhiếp ảnh.
Có nhiều cách để có được một bức ảnh “du lịch”, như tác giả của bài viết cho biết nhiệm vụ của trường phái này là “phiêu lưu đi đến những nơi xa xôi và sử dụng máy ảnh như một công cụ để gặp gỡ những người mới và phát triển tình bạn độc đáo”. Hiện tại thế giới đang trở nên nhỏ hơn mỗi ngày vì sự phát triển công nghệ, cùng với đó các nhiếp ảnh gia du lịch đang tăng lên theo cấp số nhân thì nhiếp ảnh du lịch nên là sự kết hợp hoàn hảo giữa thưởng thức và giáo dục để các bức ảnh được ấn tượng hơn. Cảm giác hồi hộp khi bước vào một nhà thờ Hồi giáo ở Ma-rốc hoặc băng qua một cây cầu ở Hà Lan chỉ có thể sánh được khi hòa mình với những người bản địa ở đó và nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia du lịch là làm sao để gột tả được điều này.
Khi ở một nơi xa xôi, bạn nên tập trung ba yếu tố chính để hướng máy ảnh vào là: Nhà cửa và xung quanh, Con người đang làm việc và Chân dung bối cảnh (Enviromental Portrait). Hầu hết các nhiếp ảnh gia thích sự yên bình và thích đi dạo những nơi chưa từng được thấy, chụp và ghi lại các khoảnh khắc đẹp, khung cảnh đẹp của nhà cửa, sông suối và núi non. Nhưng hai vấn đề mà họ dễ gặp phải là thời tiết và đám đông đôi khi không ủng hộ. Tuy nhiên, ngay cả ngày giông bão hay thời tiết không tốt, bạn vẫn sẽ có thể chụp được các bức ảnh đẹp.
Cách tiếp cận đầu tiên, hay nói đúng hơn là một mảng nhỏ trong trường phái nhiếp ảnh du lịch là Nhiếp ảnh đường phố. Một nhiếp ảnh gia lặng lẽ và quan sát tốt, đi qua các con phố nắm bắt các cơ hội để ghi lại văn hoá của những người bản địa xa xôi, đi dạo phố nhưng vẫn không quên tạo ra những bức ảnh tự nhiên và ấn tượng chính là mục tiêu của nhiếp ảnh đường phố. Chỉ với một chiếc máy ảnh không quá hầm hố và một góc nhìn quan sát tốt, nhiếp ảnh gia đường phố có thể biến những điều giản dị, trần tục trở thành nghệ thuật.
Công dụ cũng là một phần quan trọng của nhiếp ảnh đường phố. Hãy lựa chọn một chiếc máy nhỏ gọn, tốc độ chụp nhanh và kết hợp với tiêu chí “ẩn mình” của nhiếp gia là một sự kết hợp tốt cho nhiếp ảnh đường phố.
Cách tiếp cận thứ hai là Chân dung bối cảnh, cách tiếp cận này sẽ phải linh hoạt vì một số góc độ cần đối tượng không bị che khuất và người chụp phải ẩn thân, hoặc kín đáo. Bạn sẽ cần phải thiết lập mối quan hệ với đối tượng chụp trong vài giây, phải tạo cho đối tượng chụp một sự thoải mái và nở nụ cười tự nhiên, hoàn hảo hoặc một cái cúi đầu khi kết hợp với bối cảnh để tạo nên một câu chuyện.
Nếu nhiếp ảnh gia là nam, đừng nên trông quá kì lạ mà hãy chỉ mở một nụ cười đơn giản để thuyết phục đối tượng chụp. Chân thành là chìa khoá và đối tượng không nên là một người ngượng ngùng, cũng không nên là một người hống hách, đôi khi các bức ảnh sẽ không như mong muốn nhưng nhìn chung phải thất bại mới có được ảnh đẹp. Ngoài gợi ý một bộ máy ảnh gọn nhẹ, bạn cũng nên thử một bộ máy ảnh cỡ lớn để tạo sự chuyên nghiệp và tin tưởng, nó cũng góp phần đem đến khả năng tiếp cận.
Cuối cùng, cách tiếp cận này hơi khó một chút vì là Chụp ảnh trẻ em. Trẻ em là một trong những thứ làm nổi bật văn hoá các khu vực và nếu bạn gột tả được vẻ đẹp của những đứa trẻ bản địa, bạn sẽ có bức ảnh thành công. Nhưng cần phải chú ý rằng chụp ảnh trẻ em sẽ phải cân nhắc và cẩn thận, hãy thử tiến lại gần phụ huynh của đứa bé, nở nụ cười và tạo biểu cảm xin phép chụp ảnh đứa con của họ, nếu cho phép thì bạn đã thành công bước một.
Sau màn chào hỏi, vấn đề kế tiếp là làm sao để chụp được chân dung đứa bé, nó không hề đơn giản chỉ bảo đứa trẻ rằng hãy cười lên mà phải làm sao để đứa trẻ cười tự nhiên nhất, không hề ngượng ngùng. Câu trả lời rất đơn giản, thay vì cố gắng bảo chúng cười, các nhiếp ảnh gia nên cứ tươi cười và tự nhiên với những đứa trẻ, để mặc chúng cười và làm những gương mặt vui nhộn. Khi đó chúng đang rất thoải mái, cười rất tự nhiên và là thời điểm thích hợp để bấm máy. Nụ cười của những đứa trẻ bản địa cũng là một bức tranh phản ánh lại cuộc sống của chúng tại nơi đó.
Tổng kết lại, khi du lịch thì hãy mở rộng cảm quan cá nhân, đừng quá tập trung vào các địa điểm nổi tiếng đông người mà thay vào đó hãy dạo phố và tập trung vào những điều giản dị nhất, đời thường nhất và những thứ đa dạng của cuộc sống nơi bạn du lịch, biến chúng thành những gì nghệ thuật nhất. Cuối cùng đừng quên mang theo một chiếc máy ảnh dự phòng, chẳng ai đoán trước được điều gì và phòng bị vẫn tốt hơn.