Với mức giá khoảng 799 USD cho một chiếc Apple Watch Series 5 phiên bản Titanium và 1,299 USD cho bản Ceramic, đắt hơn rất nhiều so với bản thường nhôm 399 USD. Vậy thì lý do gì mà giá của hai phiên bản cao cấp kia lại rất khác biệt như vậy?
Tất nhiên là Titanium và Ceramic là hai phiên bản sử dụng các chất liệu cao cấp hơn hẳn bản nhôm, nhưng các chất liệu này lại không hề quá hiếm. Vậy thì tại sao khác biệt về giá lại quá cao đến như vậy? Câu trả lời nằm ở quy trình sản xuất.
Ở bản Titanium, đây là loại vật chất đặc biệt mà không thể đơn giản luyện quặng với carbon để tạo ra titanium carbide như quặng sắt được. Titanium carbide rất giòn, dễ vỡ và thậm chí còn dễ vỡ hơn cả gang, thế nên quy trình sẽ được thay đổi lại một chút. Quặng titan (TiFeO3) sẽ được xử lý với carbon và clo đầu tiên để trở thành một dạng vật liệu xốp, sau đó nung chảy ở nhiệt độ trên 1,000 độ và lúc này nó sẽ biến thành TiCl4. Tiếp tục nung tiếp TiCl4 cùng Magnesium ở nhiệt độ khoảng 800-850 độ C để tạo ra những cục titanium nguyên chất và chưa dừng lại, chúng còn được tiếp tục nung chảy để tăng độ nguyên chất của titanium.
Chưa dừng lại tại đây, titanium nguyên chất lúc này sẽ được kết hợp với một loại chất liệu khác vì titanium nguyên chất dễ bị xước và xỉn màu. Kết hợp với nhôm, hợp kim mới sẽ có hàm lượng titanium ít nên mới có một độ bền bỉ tốt hơn. Và cần phần lưu ý, việc xử lý titanium là rất khó khắn và mất thời gian, vì titanium có nhiệt độ nóng chảy cao (3.034 độ C) nên để có thể nung chảy được thì tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu và thời gian. Chính vì lý do tiêu tốn nguyên liệu và quy trình tạo ra phức tạp nên Apple Watch Series 5 bản Titanium sẽ có giá đắt gấp đôi bản nhôm thường, tuy nhiên đổi lấy sự bền bỉ hơn và chống xước tốt hơn thì giá tiền này là xứng đáng.
Còn ở bản Ceramic, thực chất Ceramic dịch ra là gốm sứ nhưng đây không phải là loại gốm sứ (hợp chất kaolinite) sử dụng trên các chén dĩa trong gia đình, rớt một phát là bể. Mà thay vào đó là dùng gốm sứ trong nha khoa Zirconium Dioxide (ZrO2) cho độ cứng tốt hơn.
Quy trình chế tạo biến ZrO2 trở thành case đồng hồ sứ khá đơn giản hơn so với quy trình của Titanium, nhưng các trang thiết bị phục vụ cho quy trình chế tạo lại yêu phải tiên tiến và mạnh hơn. Đầu tiên bột ZrO2 sẽ được ép lại ở một áp lực rất cao để tạo thành khung, sau đó đem nung ở nhiệt độ 1.400 độ C là đã xong, đã cho ra được một thứ chất liệu cứng. Lúc này chất liệu mới sẽ được sử dụng laser để cắt ra, nhưng vì quá cứng mà yêu cầu công suất laser phải 8.000 watt mới có thể cắt được. Tổng hợp lại quy trình tạo ra vỏ Ceramic có thấy các bước tiến hành rất đơn giản, đơn giản hơn bản Tinatium nhưng để có thể thực hiện các quy trình ép, nung và cắt laser đòi hỏi công sức, năng lượng và thiết bị dùng để xử lý đắt hơn bản Titanium.
Với mức giá gấp 3 lần bản nhôm thường, bản Ceramic hiện đang là phiên bản đắt nhất, cứng nhất và bền bỉ, chống xước tốt nhất trong các sản phẩm Apple Watch của Apple. Đồng thời hai loại vật liệu Titanium và Ceramic này có độ thích ứng cao, ít gây dị ứng với da tay như các loại vật liệu khác. Bên cạnh đó, tất cả các mặt lưng của Apple Watch đều được sử dụng ZrO2 trong vật liệu Ceramic nên sử dụng lâu năm vẫn sẽ rất đẹp.