Có bao giờ bạn tự hỏi rằng Apple đã làm gì với những chiếc iPhone cũ đã hỏng, hay với những chiếc iPhone không thể bán được trong các đơn hàng được xuất ra? Trang CNET mới đây đã có cơ hội tham quan một nhà kho rộng 2.7 km vuông ở Austin, Texas nơi mà Apple sử dụng để tái chế các bộ phận từ những xác iPhone đã chết nhằm tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Theo Lisa Jackson, phó chủ tịch phụ trách môi trường, chính sách và sáng kiến xã hội của Apple đã nhấn mạnh rằng mục tiêu của Apple là “làm các sản phẩm của mình từ vật liệu tái chế”. Trong cuối năm nay, Apple sẽ xuất xưởng chiếc iPhone thứ 1.5 tỷ của mình, trong số 1.5 tỷ iPhone này sẽ có nhiều chiếc sẽ bị Daisy tách rời ra. Daisy là một người máy ở bên trong nhà kho này, nhiệm vụ của nó là tháo rời 15 mẫu iPhone khác nhau với tốc độ lên tới 200 chiếc iPhone mỗi giờ.
Jackson chỉ ra rằng Apple chế tạo các thiết bị của mình đủ bền để sử dụng hai hoặc ba đời chủ sở hữu trước khi chúng được tái chế. Điều mà công ty không muốn thấy là chủ sở hữu một thiết bị của Apple luôn giữ thiết bị đó quá kĩ, kĩ đến mức mà họ không dám sử dụng hoặc nâng cấp thiết bị lên để trải nghiệm những thứ mới mẻ hơn. “Có hơn 100 yếu tố bên trong iPhone có thể được tái sử dụng, và chúng tôi đang tìm cách để đưa chúng trở lại dây chuyền sản xuất”.
Có thể thiết bị của bạn đã bị hỏng, hoặc bạn không còn sử dụng khi đã nâng cấp lên một thiết bị mới. Dù rằng nó đã hỏng, hoặc không thể mở lên nhưng bên trong nó vẫn còn có các thứ để cho đi. Nếu thiết bị của bạn vẫn còn mới, chúng tôi sẽ giúp bạn, giúp nó tìm một người chủ khác. Nhưng nếu nó đã không còn hoạt động nữa, chúng tôi sẽ gửi về các đối tác tái chế của chúng tôi, nơi mà chúng tôi có thể tách thiết bị của bạn ra, giữ lại những phần vật liệu giá trị và tái sử dụng chúng để bảo vệ môi trường và Trái Đất.
Với Daisy, các iPhone được đưa vào sẽ bị tách rời ra và người máy này sẽ lấy các vật liệu có thể tái sử dụng được. Hiện tại là pin sẽ được tái sử dụng phần coban bên trong, giúp sản xuất pin mới. Các chất liệu nhôm của iPhone thu được sẽ đem đi làm vỏ nhôm của MacBook. Các mối hàn được sử trên bo mạch chủ sử dụng vật liệu hàn được làm bằng thiếc tái chế 100% và các linh kiện như màn hình, pin, cảm biến, ốc vít và các dây dẫn đều sẽ được Daisy thu lại, và tái sử dụng nếu còn tốt, tiêu hủy đi nếu không thể sử dụng được nữa.
Hiện tại, Apple và Samsung là hai hãng sản xuất di động “thân thiện với môi trường” nhất với việc đang tìm cách phát triển thứ gọi là tái chế “vòng kín”. Có nghĩa là cả Apple và Samsung sẽ sử dụng các thiết bị đã sử dụng trước đó, tân trang lại chúng, trở thành tốt như mới và bán lại. Hoặc, các thiết bị sẽ được tái chế và một số vật liệu sẽ được sử dụng trở lại.
Với Apple, Daisy được sử dụng trên các thiết bị sẽ khiến Apple tốn quá nhiều tiền để tân trang lại. Robot giúp công ty phục hồi các vật liệu như đồng, coban và các vật liệu khác có thể được sử dụng lại. Năm ngoái, Apple đã nhận lại 9 triệu iPhone từ khách hàng, trong số đó 7,8 triệu đã được tân trang lại và 1,2 triệu đã được Daisy tháo gỡ.
Apple đang cố gắng để người tiêu dùng gửi lại cho họ các iPhone không còn sử dụng được. Tại các bang, Best Buy sẽ chấp nhận các thiết bị này và chuyển chúng cho Apple. Ngoài ra Apple còn có chương trình nâng cấp iPhone, cho phép người mua thanh toán cho điện thoại mới của họ bằng cách thực hiện trả góp 24 tháng. Sau 12 lần thanh toán tương đương 12 tháng, khách hàng có thể đổi iPhone cũ của mình lấy một chiếc máy mới, và bắt đầu chu kỳ 24 tháng hoàn toàn mới. Và một lần nữa, sau 12 lần thanh toán được thực hiện, iPhone cũ một lần nữa có thể được đổi lấy mẫu mới nhất. Bằng cách này, Apple khuyến khích người dùng nâng cấp, sử dụng và trải nghiệm một dòng sản phẩm iPhone ổn định nhất, chứ không phải mãi cất vào ngăn bàn nếu không sử dụng nữa.
Ảnh trong bài viết được sử dụng từ trang CNET.