Hiện tại đang có các báo cáo về thiếu hụt chip toàn cầu, dự kiến sẽ kéo dài đến năm sau và Apple trong số nhiều nhà sản xuất khác cũng đã lên tiếng rằng iPhone năm sau có nguy cơ bị thiếu chip để sản xuất.
Năm nay khởi đầu bằng tình trạng đóng băng và dẫn đến mất điện trên khắp Texas, tê liệt các nhà máy bán dẫn ở bang Hoa Kỳ. Bên cạnh đó còn có một vụ hỏa hoạn xảy ra sau đó tại nhà máy Naka của Renesas Electronics ở Nhật Bản đã giáng một đòn nữa vào chuỗi cung ứng. Mặc dù các nhà máy bị ảnh hưởng hầu hết đã phục hồi sau những bất lợi đó, nhưng kỳ vọng rằng nguồn cung chip sẽ trở lại bình thường vào cuối năm như những dự định trước đó đã giảm đi và điều này ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất trong các ngành từ ô tô đến điện tử.
Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple cho biết trong cuộc họp báo thu nhập hôm thứ Ba: “Chúng tôi dự đoán hạn chế về nguồn cung trong tháng 9 sẽ lớn hơn những gì chúng tôi đã trải qua hồi tháng 6 vừa rồi. Những hạn chế sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến iPhone và iPad”. Như vậy sắp tới sẽ có tình trạng thiếu hụt chip cho iPhone, iPad và các sản phẩm khác của Apple. Nhiều nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản thì tin rằng tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn sẽ hồi phục sớm nhất là vào mùa hè năm nay.
Nhưng theo một giám đốc điều hành tại một công ty ô tô lớn của Nhật Bản cho biết, mọi công ty đang có có kế hoạch bù đắp sản lượng bị mất trong nửa cuối năm và các đơn đặt hàng chất bán dẫn đã tích lũy. Thị trường thiết bị bán dẫn toàn cầu đạt 440.3 tỷ USD vào năm ngoái, theo Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Thế giới cho biết. Con số này tăng gần 50% so với một thập kỷ trước đó. Nhu cầu về chip đang được thúc đẩy chủ yếu bởi sự lan rộng của ô tô và thiết bị được kết nối điện, cũng như việc triển khai mạng viễn thông 5G.
Đồng thời đại dịch cũng thúc đẩy các trò chơi điện tử và máy tính cá nhân từ người tiêu dùng ở nhà đã làm tăng thêm áp lực về nguồn cung. Thị trường được dự báo sẽ mở rộng 10-20% một năm vào năm 2021 và 2022, điều này sẽ thiết lập các kỷ lục mới. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip cũng đang ưu tiên phát triển các công nghệ hiện đại mới để mở rộng sản xuất. Theo công ty phân tích Omdia, việc này bắt đầu tăng trưởng trở lại vào năm 2020, nhưng không đủ nhanh để bắt kịp nhu cầu.
Sự thiếu hụt chip đặc biệt rõ rệt ở các chip thế hệ cũ được sử dụng trên xe. Ngành công nghiệp ô tô là ngành đầu tiên chịu tác động của hạn chế nguồn cung vào cuối năm ngoái và các công ty đã có động thái cắt giảm sản xuất. Sau đó các công ty chip cũng bắt đầu chuyển nhiều sản lượng hơn sang các nhà sản xuất ô tô, nhưng điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người mua trong các ngành công nghiệp khác, cụ thể ở đây là các thiết bị di động và máy tính.
Apple trong khi đó đang gặp khó khăn trong việc mua các chip cũ hơn, được gọi các chip “kế thừa” đi kèm với các bộ vi xử lý tiên tiến của mình. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho biết họ đã mất gần 3 tỷ USD doanh số bán hàng trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 do không đạt mục tiêu sản xuất trên máy Mac và iPad. Công ty dự đoán rắc rối sẽ lan sang iPhone trong quý hiện tại gây ra tình trạng thiếu hụt chip, có thể ảnh hưởng nặng đến những chiếc iPhone mới.
Các nhà sản xuất chip đang tăng cường sản xuất, theo hiệp hội công nghiệp toàn cầu SEMI, doanh số bán thiết bị sản xuất chip ước tính đạt hơn 101.3 tỷ USD vào năm tới, tăng 33% so với dự đoán được đưa ra vào cuối năm 2020. Điều đó sẽ đánh dấu kỷ lục thứ ba liên tiếp trong năm. Thậm chí CEO của Intel là Pat Gelsinger cũng đã cảnh báo rằng “sẽ phải một hoặc hai năm” trước khi nguồn cung chip trở lại bình thường. Tình hình đã đến mức mà bản thân chất bán dẫn được sử dụng trong thiết bị sản xuất chip có thể bị thiếu hụt.
Không chỉ nhu cầu thực tế khó giảm đi, mà các nhà sản xuất chip còn phải đối mặt với viễn cảnh nhu cầu tại gia giảm xuống khi các nền kinh tế mở cửa. Ngành công nghiệp chip có tính chu kỳ cao nổi tiếng với sự suy thoái thị trường xảy ra sau khi các công ty cam kết đầu tư rất lớn.