Theo báo cáo mới nhất của Mark Gurman từ Bloomberg, AirPods Pro sắp tới sẽ có thêm một chế độ trợ thính Hearing Aid Mode hoàn toàn mới.
Theo Gurman, AirPods Pro trong tương lai gần sẽ hỗ trợ chức năng tương tự như máy trợ thính có tên là “Hearing Aid Mode” khi iOS 18 ra mắt. Các tin đồn về tính năng này vốn đã xuất hiện từ khoảng 2021, nhưng trước đó được cho là tính năng của một bản tai nghe cao cấp mới của Apple. Tuy nhiên sau đó vào khoảng tháng 9/2022, Apple ra mắt phiên bản cổng USB-C mà không có tính năng gì khác.
Hiện tại AirPods Pro đã có tính năng Conversation Boost, giúp tăng âm lượng và độ rõ ràng của giọng nói người trước mặt. Nhưng Apple không quảng cáo tai nghe của họ như một thiết bị trợ thính vì điều này đòi hỏi sự chấp thuận theo quy định của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
Theo FDA, máy trợ thính được định nghĩa là “bất kỳ thiết bị đeo được thiết kế, cung cấp cho mục đích hỗ trợ người bị suy giảm thính giác.” Định nghĩa này bao gồm cả các dòng tai nghe thiết kế đặc biệt khác như nhét vào ống tai hoặc đeo trên người. Nhưng đáng chú ý là vào tháng 8/2022, FDA đã phê duyệt cho một loại thiết bị trợ thính mới không bán theo toa, không cần tuân theo các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt tương tự. Loại thiết bị mới này được gọi là Sản phẩm khuếch đại âm thanh cá nhân (PSAP). PSAP được định nghĩa là “bất kỳ sản phẩm điện tử nào dành cho người tiêu dùng không bị suy giảm thính giác được dùng để khuếch đại âm thanh trong một số môi trường nhất định, chẳng hạn như săn bắn hoặc các hoạt động giải trí khác, và không nhằm mục đích hỗ trợ người bị suy giảm thính giác.“
Khác với các thiết bị trợ thính thì PSAP “không nhằm mục đích điều trị, chữa khỏi, giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa bệnh tật, và không nhằm mục đích ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể.” Như vậy thì các tai nghe AirPods với tính năng khuyếch đại âm thanh, hỗ trợ người dùng nghe các âm thanh tốt hơn cũng có thể liệt kê vào PSAP. Apple có ý định sẽ tích hợp tính năng làm rõ và khuếch đại âm thanh để mở rộng thị trường đến tay nhiều người dùng hơn, đặc biệt là những người mắc các bệnh về khả năng lắng nghe.
Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa rõ liệu công có cần được FDA phê duyệt để đưa “chế độ trợ thính” ra công khai và quảng bá về nó hay không. Đồng thời cũng chưa xác định được tên chính thức.