Airbus công bố mẫu máy bay mới với thiết kế mô phỏng theo loài chim

Tại sự kiện triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo diễn ra ở Anh, Airbus đã giới thiệu máy bay “Bird of Prey” được thiết kế mô phỏng theo loài chim độc đáo.

Airbus đã giới thiệu 1 nguyên mẫu máy bay mới có tên là “Bird of Prey”, với thiết kế được lấy cảm hứng từ loài chim trong tự nhiên. Thiết kế này giống như con chim có nhiều động cơ đẩy, một bánh lái mang nhãn hiệu Union Jack và một thứ gọi là cánh lông vũ. Thân máy bay có màu nâu đồng và trông giống cá hơn là chim. Tuy nhiên, việc bổ sung cho các cánh có đầu nhọn, cho thấy rõ rằng các nhà thiết kế của Airbus đang suy nghĩ tới loài chim khi tạo ra nguyên mẫu này. 

Bird of PreyAirbus đã tiết lộ ý tưởng này tại triển lãm hàng không Royal International Air Tattoo ở Anh. Nhà sản xuất đến từ nước Pháp hiện vẫn không có kế hoạch xây dựng hoặc sản xuất chiếc máy bay này để sử dụng trong thực tế. Theo như những thông tin được Airbus cung cấp, chiếc máy bay “Bird of Prey ” sẽ được sử dụng công nghệ hiện đang được phát triển, có thể giúp giảm 30-50% lượng nhiên liệu đốt so với các máy bay tương đương hiện nay – một bước nhảy vọt lớn về hiệu quả.

Martin Aston, một giám đốc cao cấp của Airbus cho biết, một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không là tạo dựng sự bền vững, tạo ra những chuyến bay sạch hơn, xanh hơn và giảm thiểu tiếng ồn nhiều nhất có thể. Và theo vị giám đốc cấp cao này, tạo hóa có những bài học đắt giá để con người có thể học hỏi về thiết kế. 

Nếu thiết kế một số máy bay hình chim kỳ quặc là những gì cần để truyền cảm hứng cho ngành công nghiệp hàng không, để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và sử dụng năng lượng sạch hơn, thì đó là một dấu hiệu đáng mừng và cần được nhân rộng. Nhưng việc áp dụng các hệ thống động cơ lai và chạy bằng pin trong ngành hàng không đang mất nhiều thời gian vì việc đưa máy bay cất cánh lên không trung sẽ rất “nặng nề”.

Để chiếc may bay có thể cất cánh và bay trên không trung đòi hỏi một lượng năng lượng lớn, hiện khối lượng của một viên pin sử dụng cho máy bay quá nặng và quá đắt để đạt có thể tạo ra lực nâng cần thiết. Tuy nhiên, dung lượng của pin ngày nay không chứa đủ năng lượng để đưa hầu hết các máy bay có thể cất cánh. Trong khi đó, nhiên liệu máy bay phản lực cung cấp năng lượng gấp khoảng 43 lần so với một cục pin nặng như vậy.

Ý tưởng về sinh học của Airbus được định nghĩa là “thiết kế và sản xuất vật liệu, cấu trúc và hệ thống lấy cảm hứng từ thiên nhiên”. Và Airbus không đơn độc khi nghĩ rằng cánh máy bay truyền thống khá dày và cứng cáp, có thể sử dụng một bản nâng cấp tốt hơn để thay thế chúng. Một nhóm các nhà nghiên cứu của NASA đang nghiên cứu một loại cánh linh hoạt mới có thể “biến hình” khi bay. Với chiều rộng 4 mét, cánh mới được chế tạo từ hàng ngàn đơn vị polyetherimide được gia cố in 3D khớp với nhau và hoạt động theo cách tương tự như cánh chim.

NguồnThe Verge
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan