Một người đàn ông tại nước Anh mới đây đã trở thành người trưởng thành thứ hai được biết đến trên thế giới loại bỏ được vi-rút Aids sau khi được nhận cấy ghép tủy từ một người có gen kháng HIV hiến tặng.
Đã gần 3 năm kể từ khi nhận được tế bào gốc tủy xương từ một người hiến tặng có đột biến gen hiếm gặp chống lại nhiễm HIV, và thêm 18 tháng nữa dùng thuốc kháng vi-rút thì các kiểm tra kĩ lưỡng và các xét nghiệm có độ nhạy cao (highly sensitive tests) vẫn không có dấu vết nhiễm HIV trước đó của bệnh nhân.
Ravindra Gupta, một giáo sư và là nhà nghiên cứu sinh vật học HIV, đồng thời cũng là đồng lãnh đạo một nhóm các bác sĩ điều trị cho người đàn ông mô tả rằng anh ta đã “thuyên giảm và phục hồi về mặt chức năng”, nhưng ông cũng nhấn mạnh vẫn còn quá sớm để kết luận rằng anh ta hoàn toàn khỏi bệnh.
Hiện tại bệnh nhân này đang được các bác sĩ gọi là “Bệnh nhân Luân Đôn” vì trường hợp của anh tương tự như một người khác ở Berlin, nước Đức, người được biết là trường hợp đầu tiên chữa trị chức năng của HIV. Timothy Brown – “Bệnh nhân Berlin” là một người Mỹ, trải qua điều trị tương tự ở Đức vào năm 2007 cũng đã loại bỏ HIV của anh. Hiện tại thì Timothy Brown vẫn không nhiễm HIV.
Đại dịch Aids đã giết chết khoảng 35 triệu người trên toàn thế giới kể từ khi nó bắt đầu vào những năm 1980 và khoảng 37 triệu người bị nhiễm HIV. Nghiên cứu khoa học về loại virus phức tạp này đã dẫn đến sự phát triển của sự kết hợp các loại thuốc để có thể kìm hãm được nó ở hầu hết bệnh nhân. Bác sĩ Gupta, hiện đang nghiên cứu tại Cambridge University đã điều trị cho bệnh nhân này từ lúc còn làm việc tại đại học Luân Đôn. Ông cho biết là bệnh nhân này đã nhiễm HIV vào năm 2003 và vào năm 2012 cũng được chẩn đoán mắc một loại ung thư máu có tên là Hodgkin lymphoma.
Vào năm 2016, khi bệnh nhân Luân Đôn này trở nên rất yếu với căn bệnh ung thư, các bác sĩ đã quyết địch tìm kiếm cấy ghép phù hợp cho anh. “Đây thực sự là cơ hội sống sót cuối cùng của anh ấy” – ông Gupta nói. Người hiến tặng cho bệnh nhân Luân Đôn là người không có quan hệ gì với anh, người này có đột biến gen được gọi là CCR5 delta 32, có khả năng kháng HIV.
Ca phẫu thuật của bệnh nhân Luân Đôn diễn ra khá suôn sẻ, nhưng sau đó anh gặp phải các tác dụng phụ của cuộc cấy ghép bao gồm luôn cả “graft-versus-host-disease” (GVHD) tạm dịch là “tế bào ghép chống lại chủ”. Hầu hết các chuyên gia nói rằng cách điều trị này là “không thể tưởng tượng nổi” vì có thủ thủ tục tốn kém, phức tạp, rủi ro và đòi hỏi phải có người hiến tặng có đột biến CCR5 delta 32, những người như thế này chiếm rất nhỏ trong tổng số người trên Trái Đất. Mặc dù vậy nhưng dây có thể là một cách trị dứt điểm căn bệnh HIV.
Hiện tại các chuyên gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm kiếm vì chưa rõ ngoài đột biến gen CCR5 delta 32 có phải là cách duy nhất chữa khỏi HIV hay không? Hay tác dụng phụ GVHD mới là chìa khóa. Mặc dù vậy có thể xem y học nhân loại đang phát triển hơn, đến gần hơn rất nhiều trông việc loại bỏ căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
*Thông tin bệnh nhân đã được yêu cầu không tiết lộ