Trang chủTin tứcSự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua...

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel – Sau cùng vẫn là người dùng

Sony trong tuần này đã giới thiệu cảm biến camera cho smartphone với độ phân giải khủng lên đến 48-megapixel. Chiếc cảm biến này có độ phân giải còn cao hơn cả trên cảm biến được tích hợp trong một máy ảnh không gương lật của Sony. Đây cũng không phải là lần đầu tiên mà chúng ta thấy được một con số lớn như vậy, trước đây Nokia 808 PureView khi ra mắt với 41-megapixel đã dậy lên cơn sốt về độ phân giải, nhưng sau đó lại đến HTC One với chỉ 4-Megapixel và hiện tại lại là Sony tiếp tục dậy lại cơn sốt này. Vậy tại sao lại có sự nóng lên, nhạt dần và sự quay trở của cuộc đua Megapixel.

Như Apple đã chứng minh qua nhiều năm là độ phân giải cao không hẳn lúc nào cũng tốt, từ iPhone 4s trở đi, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn với các tính năng khác, như máy ảnh kép và cảm biến có pixel lớn hơn, nhạy sáng hơn. Chúng cung cấp khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu, bokeh nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn, khả năng thu phóng và video được cải thiện. Tuy nhiên, Sony hiện tại tin rằng bạn có thể có tất cả những điều trên nhưng vẫn sở hữu độ phân giải cao. Công nghệ Quad Bayer của công ty, được sử dụng trong máy ảnh P20 Pro của Huawei, có thể giúp các máy ảnh có độ phân giải lớn tạo ra sự trở lại của cuộc đua Megapixel và lần này những cảm biến sẽ trở nên hữu ích hơn nữa.

Nokia 808 PureView 41-megapixel

Camera trên smartphone dần dần tăng độ phân giải megapixel qua các năm, năm 2010 thì Nokia ra mắt N8 Symbian với camera có độ phân giải “chưa từng được biết đến” 12MP. Cùng năm đó, Sony cũng đã ra mắt S006 với 16MP. Tuy nhiên vào năm 2012 thì Nokia đã ồ ạt tăng độ phân giải lên đến 41MP cho chiếc điện thoại 808 PureView của mình.

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel - Sau cùng vẫn là người dùngThật khó chịu khi Nokia đã không tận dụng tốt hơn công nghệ tiên tiến như vậy, nhưng 808 PureView là một chiếc điện thoại thông minh tệ hại với một chiếc máy ảnh tuyệt vời. Nó cũng được trang bị ống kính Carl Zeiss với tiêu cự  f/2.4, một màn trập cơ học tuyệt vời với một nút chuyên dụng và zoom kỹ thuật số thực sự hữu ích với độ phân giải đó. Với camera độ phân giải cao ngất ngưởng như thế này, bạn sẽ có được các bức ảnh nhỏ hơn nhưng có độ sắc nét, chi tiết cao hơn và noise thấp hơn.

“808 PureView của Nokia rõ ràng là một đại diện cho cuộc cách mạng về chụp ảnh và hiệu suất video – không chỉ dành cho điện thoại máy ảnh, nhưng đối với toàn bộ ngành công nghiệp hình ảnh,” Mat Smith Engadget cho biết.

Anh cũng cho biết thêm là hiệu năng khi chụp thiếu sáng cũng “đẹp” vào thời điểm đó. Mặc dù độ phân giải cao, điểm ảnh trên cảm biến chỉ lớn khoảng 1.2 micron, lớn bằng với các đối thủ thời gian đó như HTC One X với 8MP. Tuy nhiên dù chụp trong điều kiện thiếu sáng có vẻ tốt hơn, giảm noise tương đối thì thì hiệu năng chụp thiếu sáng vẫn không mấy ấn tượng khi so sánh với smartphone 2018 của Huawei, Samsung và Apple. Tuy nhiên đó có thể được xem là một bước nhảy vọt lớn về camera trong khoảng 6 năm trước.

Vấn đề lớn với 808 PureView chính là hệ điều hành Symbian được tích hợp. Một vấn đề khác đó chính là về hình thái của 808 PureView, hầu hết các camera của smartphone đều có cảm biến 8mm, nhưng của Nokia khi đó lại gấp 3 lần (1/1.2-inch).

HTC One với 4-megapixel

Nghe có vẻ khá là buồn cười khi đi ngược lại với xu thế vào thời gian đó với camera 4-megapixel trên HTC One sau khi Nokia ra mắt 808 PureView được một năm. Tuy nhiên, cả hai chiếc điện thoại này trong các phương diện khác nhau đều vẫn cung cấp ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn.

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel - Sau cùng vẫn là người dùngCác bức ảnh chụp với 808 PureView đã bị nhiễu khi chụp độ phân giải tối đa trong điều kiện thiếu sáng, và khi nén xuống 8MP thì hình ảnh mới được cải thiện. Còn về camera “Ultrapixel” của HTC One thì lại có điểm ảnh lớn hơn (2 micron khi so với 1.2 micron) sẽ có thể thu thêm gần như 300% ánh sáng.

Kết hợp với ống kính nhanh có khẩu độ f/2.0 và ổn định hình ảnh quang học, HTC One đã đánh bại gần như các trường hợp chụp thiếu sáng khi so sánh với các smartphone trong thời gian đó. Tuy nhiên khá đáng tiếc là chiếc smartphone này lại “sinh sau đẻ muộn” so với 808 PureView nên tất cả ánh hào quang đã bị cướp mất, dù vậy nhưng HTC One vẫn có thể quay video HDR tại 1080p và nó là chiếc smartphone duy nhất vào thời điểm đó có khả năng như vậy.

Nokia Lumia 1020 41-megapixel

Vào 2013, Lumia 1020 có camera 41MP và khả năng tương tự như 808 PureView nhưng lại được kết hợp với phần mềm Windows Phone chứ không phải là Symbian. Có thể xem là một cải tiến đáng kể vào thời gian đó, nhưng chúng ta đã biết là một năm sau Microsoft mua lại Nokia và công nghiệp di động của công ty sau đó đã sụp đổ.

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel - Sau cùng vẫn là người dùngNhưng Lumia 1020 có thể xem là đỉnh cao của cảm biến máy ảnh smartphone lớn cho đến khi Huawei P20 Pro xuất hiện. Các hãng sản xuất smartphone luôn cố giữ cho cảm biến và ống kính đủ nhỏ để không làm tăng kích cỡ và thay đổi công nghệ để cho chất lượng ảnh tốt hơn.

Apple là một hãng bán rất nhiều smartphone khi so với các đối thủ và sự tiến bộ của iPhone là một ví dụ rất tốt cho việc này. Sự nhạy cảm của Apple về thiết kế sẽ không bao giờ tạo ra các smarpthone “dị” như 808 PureView, mặc dù camera của nó rất khung. Thay vào đó thì Apple lại sử dụng các công nghệ hình ảnh tiên tiến để dần cải thiện camera của mình, và theo thời gian là độ phân giải.

Chiếc smartphone chụp ảnh tốt đầu tiên của Apple là iPhone 4s với camera 8MP, camera này có cấu tạo quang học chắc chắn và một giao diện dễ sử dụng. Sau đó tiếp tục là iPhone 5s với cảm biến lớn hơn cho việc chụp trong điều kiện thiếu sáng, một ống kính f/2.2, một đèn flash True Tone để cân bằng trắng tốt hơn, thuật toán đo lấy nét, ổn định hình ảnh kĩ thuật số, quay slow-mo  120fps và còn rất nhiều.

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel - Sau cùng vẫn là người dùngTiếp đến là iPhone 6 Plus đem đến ổn định hình ảnh quang học nhưng camera có nhảy vọt về độ phân giải so với iPhone 4s, với 12MP. Và nó cũng là chiếc iPhone đầu tiên có thể quay video 4K.

Sau đó Apple lại đi theo một hướng khác và ra mắt iPhone 7, chiếc smartphone camera kép đầu tiên của Apple. Cả hai cảm biến đều là 12MP, nhưng một cảm biến sẽ có góc rộng và cảm biến còn lại sẽ là phóng to 2x (mặc dù Huawei và LG đã đi trước trong việc tích hợp camera kép). Nổi bật nhất vẫn là khả năng thu phóng ở cảm biến thứ 2, cho phép bạn làm mờ nền để tạo hiệu ứng bokeh đằng sau đối tượng. Cả hai camera trên iPhone 7 và 7 Plus đều tích hợp ống kính nhanh hơn với khẩu độ f/1.8 và xử lí hình ảnh nâng cao hơn.

iPhone X và iPhone 8 Plus hiện tại có thể xem đỉnh cao của thiết kế camera của Apple. Mỗi thiết bị đều có camera kép 12MP với ống kính f/1.8 và f/2.4 và camera phóng 1x, 2x. Cả 2 đều được tích hợp ổn định hình ảnh quang học.

Tương lai của cuộc đua

Cũng khá dễ dàng thấy kể từ 2013 cuộc đua về megapixel đã nhạt dần. Bên cạnh đó, không chỉ nâng cấp về độ phân giải mới thỏa mãn được nhu cầu người dùng mà phải nâng cấp cả về trải nghiệm sử dụng, nhưng công nghệ vào thời gian đó vẫn chưa cho phép có thể vừa có camera độ phân giải lớn và vừa đem lại khả năng chụp ảnh đáp ứng được hết nhu cầu người dùng.

Sự nóng lên, nhạt dần và sự trở lại của cuộc đua Megapixel - Sau cùng vẫn là người dùngVì vậy khi Huawei P20 Pro ra mắt với bộ 3 camera ở mặt sau, và Sony ra mắt cảm biến IMX586 với 48MP đã cho thấy được cuộc đua về megapixel đang bắt đầu trở lại. Theo Sony chia sẻ thì bạn có thể phóng to lên đến 4 lần trong điều kiện ánh sáng tốt trên bức ảnh 48MP mà vẫn có thể có độ sắc nét như 12MP nhờ vào công nghệ của hãng và cảm biến mới của Sony cũng sẽ cung cấp thêm khả năng thu sáng tốt hơn với công nghệ Quad Bayer. Với việc ra mắt cảm biến với độ phân giải cao nhưng các công nghệ vẫn cho phép chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng cho thấy tương lai về camera trên smartphone sắp sôi động hơn rất nhiều.

NguồnEngadget
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan