Những chiếc CPU tốt nhất dành cho game thủ

Đâu là một CPU phù hợp với game thủ với vô vàn lựa chọn trên thị trường hiện nay. Sự khác biệt giữa Core i5 / i7 / i9 là gì? Nên chọn lựa CPU nào vừa đảm bảo hiệu năng mà đảm bảo không rơi vào tình trạng kiệt quệ?

Năm 2017 trải qua với nhiều sự lựa chọn về CPU trên thị trường, và bây giờ đã bước sang năm 2018 với những khởi sắc mới khi AMD ra mắt 2 CPU mới của mình Ryzen 5 2400G và Ryzen 3 2000G. Và trong tháng 4 này, AMD sẽ ra mắt CPU Ryzen thế hệ thứ 2, hứa hẹn sẽ cải thiện tốc độ xung của CPU. Trong khi đó, Intel cũng không kém cạnh đối thủ của mình khi tung ra thị trường loạt CPU Coffee Lake, bao gồm các phiên bản Pentium Gold với mức giá hấp dẫn, giúp cho giá bán của CPU ở mức phải chăng hơn đối với người dùng. 

CPU đã không còn là thành phần quan trọng nhất trên PC, đặc biệt là với một chiếc PC chuyên chơi game, mà thay vào đó, card đồ họa đã “chiếm quyền cai trị”. Các tính năng quan trọng, kích thước bộ nhớ cache và tốc độ xung được cải thiện qua từng năm, nhưng nếu người dùng đã từng dựng một chiếc PC trong vòng 5 năm trở lại thì nó có thể chiến được hầu hết các thể loại game hiện nay. Nhưng nếu muốn “chiến” với các thể loại game cao cấp thì không thể nào bỏ qua thành phần CPU trên thiết bị của mình được. 

Khả năng của bộ vi xử lý đến từ AMD và Intel là vô cùng đa dạng. Trong năm 2017, AMD đã ra mắt 2 nền tảng mới, socket AM4 cho Ryzen 7, Ryzen 5, and Ryzen 3, và socket TR4 cho dòng Threadripper. Intel ra mắt Kaby Lake vào hồi đầu năm 2017, và sau đó sau đó nâng cấp nền tảng X299 và những chiếc CPU Skylake-X bao gồm i9-7900X 10 nhân và i9-7980XE 18 nhân. Nhưng hầu hết các game thủ sẽ được hỗ trợ tốt nhất bởi những con CPU chủ đạo mới thuộc dòng Coffee Lake: i7-8700K và i5-8400.

Tuy nhiên, không nhất thiết phải tích hợp những con CPU mới nhất của 2 công ty trên để có thể có trải nghiệm tốt nhất trong việc chơi game trên PC. Tuy một số CPU có phần lỗi thời so với những gì đang hiện có trên thị trường nhưng nó vẫn hỗ trợ tốt một số game đang hot hiện nay. Tuy nhiên đối với những chiếc máy tính chơi game mới, thật bất hợp lý khi tích hợp một con CPU đời cũ, đã lỗi thời để “chiến” những tựa game yêu thích, đang hot hiện nay. Dưới đây là một số sựa lựa chọn người dùng có thể tham khảo để có thể tích hợp cho chiếc PC chơi game của mình. 

Những chiếc CPU tốt nhất dành cho game thủIntel Core i5-8400 – Bộ xử lý tốt nhất dành cho game thủ

Ưu điểm: 

  • 6 nhân, hỗ trợ hầu hết các yêu cầu khó tính của game. 
  • Hiệu quả và tích hợp sẵn hệ thống tản nhiệt. 

Nhược điểm: 

  • Không ép xung.
  • Không hỗ trợ Hyper-Threading/SMT. 

Với tốc độ xung ở mức 3.8 – 4.0 GHz, có thể nói CPU Core i5-8400 của Intel là tất cả những gì người dùng cần (bao gồm một bộ tản nhiệt cho CPU mà dòng K thường hay bỏ qua). Với phần lõi nhiều hơn 50% so với các CPU i5 thế hệ trước, những thể loại game đòi hỏi cấu hình cao sẽ được phục vụ tốt hơn. Và trên thực tế, CPU i5-8400 có khả năng xử lý tương đương với i7-7700K.

Tuy không có nhiều luồng xử lý như Ryzen 5 của AMD, nhưng Core i5-8400 hiệu suất trên từng nhân cao hơn. CPU Core i5-8400 của Intel hoàn toàn đánh bại CPU Ryzen tốt nhất về hiệu suất xử lý khi chơi game. Điều này nhờ vào hệ thống phân cấp bộ nhớ cache được tích hợp trên CPU của Intel khiến nó có thể cải thiển về độ trễ tốt hơn. Ngay cả CPU Core i9 mới nhất cũng không thể so sánh được với i5-8400, đối với trường hợp không ép xung. Nếu như không nhất thiết phải sử dụng từng bit để tăng hiệu suất, người dùng không cần đánh đổ “thanh xuân” của mình cho CPU i7-8700K đối với các tựa game hiện nay. Tuy có phần mới hơn, nhưng CPU i5-8500 và i5-8600 chỉ cải thiện một phần nhỏ về tốc độ xung, và giá thì cao hơn từ $30 – $50, liệu có đáng đồng tiền bỏ ra hay không? 

Nhược điểm duy nhất của con i5-8400 đó chính là đòi hỏi một bo mạch và chipset mới. Tuy cùng sử dụng socket LGA1151 như dòng CPU Kaby Lake và Skylake, Intel đã có một số thay đổi trên dòng Coffee Lake để “phân phối điện năng”. Đừng nên thử gắn một con chip Kaby Lake trên bo mạch Z370, nó sẽ khiến chip “ngủm củ tỏi” hoặc ngược lại, và điều này cũng tương tự đối với bo Z270. Có lẽ như Intel buộc người dùng phải nâng cấp socket và nền tảng hơn là đề nghị khuyên dùng. Dẫu vậy, người dùng vẫn có thể sử dụng những bo mạch và chipset có mức giá phải chăng hơn như dòng chipset H370, B360, H310 cùn với những bo mạch tương thích với dòng Coffee Lake có mức giá phải chăng. 

Đối với những ai muốn tự lắp ráp cho mình một con PC dành cho các tác vụ nặng về xử lý hình ảnh, video vẫn có thể sử dụng i5-8400. Nó có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu xử lý của người dùng, mặc dù với yêu cầu tác vụ nặng và đáp ứng tốt cần CPU có cấu hình cao hơn. 

Những chiếc CPU tốt nhất dành cho game thủIntel Petium Gold – Bộ xử lý tốt nhất với mức giá vừa phải

Ưu điểm:

  • Có khả năng xử lý được hầu hết các game hiện nay với GPU ở mức vừa phải.
  • Cùng nền tảng với Intel i5/i7 thế hệ 8

Nhược điểm:

  • Không hỗ trợ ép xung hay chế độ Turbo.
  • Chỉ có 2 nhân nhưng hỗ trợ Hyper-Threading (siêu phân luồng).

Nếu có nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng vẫn muốn được trải nghiệm các tựa game yêu cầu cấu hình cao hơn so với thông thường thì Petium Gold mà một lựa chọn hợp lý. Vì số tiền bỏ ra ít, nên người dùng sẽ phải đánh đổi bằng hiệu suất chơi game sẽ bị giới hạn bởi GPU được tích hợp. 

Với sự ra mắt của CPU Coffee Lake Pentium Gold G5400 của Intel, người dùng có thể tiết kiệm chi phí trên nền tảng LGA1151. Pentium Golod G5400  có tốc độ xử lý nhanh hơn so với CPU thế hệ trước – Pentium G4560. CPU này tương thích với chipset ít tốn kém H310 hoặc B360. Tuy không có tốc độ xử lý thuộc vào diện “tay đua”, nhưng tốc độ xung của G5400 đạt mức 3.7 GHz và là CPU rẻ nhất hỗ trợ Hyper-Threading. Với một chiếc card đồ họa GTX 1060 6GB sẽ tăng hiệu suất xử lý của CPU trong quá trình chơi game một cách đáng kể. Và một lời khuyên chân thành là hãy cố gắng nâng cấp CPU lên Core i5 hoặc i7 để có trải nghiệm game tốt hơn. 

Những chiếc CPU tốt nhất dành cho game thủCore i9-7900X – Bộ xử lý cao cấp dành cho việc chơi game

Ưu điểm:

  • 10 nhân và hỗ trợ Hyper-Threading.
  • Hỗ trợ ép xung
  • Hỗ trợ tốt đa tác vụ và Stream. 
  • 44 PCIe Gen3 lane 

Nhược điểm:

  • Tiêu hao nhiều năng lượng, đặc biệt khi ép xung
  • Không có nhiều game sử dụng hơn 4 nhân. 
  • Giá bán cao

Vấn đề mà hầu hết người dùng muốn tự lắp cho mình một chiếc PC gặp phải ba gồm: giá cả, hiệu suất, năng lượng cần thiết, và tính năng. Và hầu hết người dùng phải chọn lựa 2-3 trong 4 vấn đề cần được giải quyết để ứng nhu cầu của mình, ngoại trừ những ai có nguồn kinh phí dồi dào thì mọi thứ sẽ được đảm bảo. Đối với các thiết bị cao cấp, giá bán thường là điểm yếu của chúng. Đối với i9-7900X, người dùng sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn cũng như lượng điện năng tiêu thụ để bù đắp cho vấn đề hiệu suất và tính năng. Cùng với một chiếc card đồ họa được cấu hình dành cho việc chơi game, một chiếc CPU 10 nhân hoặc thậm chí chỉ cần 8 nhân cũng sẽ được tăng tốc độ xử lý lên đáng kể. Với 20 luồng dữ liệu trên 7900X, việc chỉnh sửa, xử lý hình ảnh hay video sẽ chỉ tốn rất ít thời gian. 

i9-7900X mang lại hiệu suất tuyệt vời cho các tác vụ liên quan và không liên quan đến game, tốc độ xử lý nhanh hơn 15% khi so sánh với con chip Ryzen nhanh nhất và chỉ thấp hơn một vài % khi so sánh với i7-8700K. Tuy nhiên, mức giá của i9-7900X lại cao gấp đôi so với i7-8700K. 

Người dùng liệu có cần thiết phải sử dụng CPU Core i9-7900X? Trong khi hầu hết các tựa game hiện nay chỉ cần không quá 4 nhân / 4 luồng dữ liệu trên một bộ vi xử lý. Tuy nhiên, nếu muốn PC của mình vừa có thể chơi game và thực hiện các tác vụ nặng chuyên biệt khác thì CPU Core i9 là một sự lựa chọn phù hợp. 

NguồnPC Gamer
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan