Trong nổ lực biến môi trường làm việc trở nên tiện dụng và đồng nhất hơn, Microsoft đã ra mắt Continuum như một tính năng cho phép một chiếc điện thoại trở thành một chiếc máy tính cho khả năng làm việc tương tự khi kết hợp phụ kiện. Nhưng tính năng chỉ là một phần, phần quyết định là thiết bị sử dụng tính năng của người dùng cuối.
Một nổ lực khác đến từ Asus và Motorola khi cố gắng thử sức với việc gắn điện thoại vào một chiếc laptop (chỉ có màn hình và bàn phím) và biến nó thành máy tính.
Sau hơn 2 năm ra mắt, Continuum giờ đã tốt hơn nhiều so với những ngày đầu. Điển hình là việc sử dụng chiếc điện thoại Windows Phone được xem là tốt nhất hiện nay HP Elite x3, sử dụng Continuum sẽ khiến chiếc điện thoại như một chiếc phụ kiện để bạn có thể làm việc nhưng vẫn rất tiện dụng khi mang theo bên mình. Ngoài ra tính năng Continuum sẽ khiến bạn cảm thấy như đang dùng một chiếc Ultrabook và các ứng dụng sử dụng trên nó tương tự như một chiếc máy tính xách tay chạy Windows 10.
Bạn có thể chưa biết, HP Lapdock là một thiết bị có giá $599, với màn hình 12.5 inch và nặng 2.3 pound. Đây là một sản phẩm bán ra cùng với HP Elite X3, bạn có thể kết hợp HP Elite X3 và HP Elite x3 Lapdock để trở thành một máy tính cá nhân thực thụ, bởi vì được tích hợp trong chiếc Lapdock này là một trackpad, bàn phím, và pin. Tuy nhiên sẽ không có vi xử lí hay card đồ họa hoặc bộ nhớ, RAM bên trong mà sẽ sử dụng chính chiếc HP Elite x3 làm các nhiệm vụ bạn giao cho nó. Bạn cũng có thể kết nối chiếc Elite X3 với Lapdock thông qua kết nối không dây hoặc USB-C được trang bị trên máy, đây thật sự cũng mang đến nhiều hứa hẹn cho tương lại nhưng đến thời điểm này có vẻ như không mấy ai mặn mà với nó.
Để sử dụng bạn chỉ việc gắn 2 thiết bị lại với nhau là chiếc Lapdock sẽ biến thành Laptop ngay lập tức với tính năng Continuum. Giao diện trên Continuum cũng trông khá giống với Windows 10 nhưng đã có chút chỉnh sửa, Start Menu đã thay đổi và nó trông giống như home screen của Windows phone, và vì nó đã được tùy chỉnh lại để nhằm mục đích là cho công việc nên giao diện sẽ không mang đến cho bạn trải nghiệm trăm phần trăm giao diện của Windows 10 mà là một chút trộn lẫn với Windows phone, cùng đó là nhiều tính năng và các chế độ được bỏ đi.
Mặt khác việc một số ứng dụng được xem là thường xuyên sử dụng cho nhu cầu hàng ngày lại không thể chạy trên Continuum, sau khi mở ứng dụng một màn hình đen sẽ xuất hiện và báo lỗi “Sorry can’t run this app here”. Có vẻ như các nhà phát triển cần thêm chút thời gian cũng như lắng nghe người dùng hơn để khiến nó phổ biến và kết hợp được những tính năng hay trên hệ sinh thái mà nó đang hiện hữu.
Nhưng cũng phải kể đến việc các ứng dụng Office của Microsoft chạy khá mượt mà trên Continuum, và nó mang đến giao diện của phiên bản Windows 10, sẽ khiến bạn cảm thấy quen thuộc và dễ dàng sử dụng.
Những gì Microsoft làm được hiện nay có thể thấy được đó là cái gọn gàng của nó, Continuum. Mọi thứ trở nên đơn giản, không quá phức tạp để làm quen và sử dụng, và hiện tại nó cũng không khác quá nhiều so với 2 năm về trước. Trong những trường hợp khẩn cấp bạn vẫn có thể sử dụng Continuum để “chữa cháy” được cho bài thuyết trình hoặc bài giảng khi mà những phương tiện khác đều gặp phải trục trặc.
Microsoft đã tạo nên một khái niệm mới về việc sử dụng điện thoại như một chiếc máy tính, nhưng nó không gì hơn ngoài việc sử dụng bộ công cụ văn phòng và duyệt web được xem là ổn định nhất. Hiện tại vẫn còn quá nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến việc ghép nối giữa một chiếc điện thoại và một màn hình máy tính – để tạo nên một giải pháp giá rẻ và tiện dụng thế nên Continuum vẫn còn trên đường chạy của chính mình, hay nó vẫn đang còn thử sức lực của mình.
Cho đến khi Microsoft mang đến một phiên bản Windows 10 đầy đủ cho trải nghiệm trên Continuum thì giấc mơ về một hệ sinh thái được đồng bộ tuyệt đối mới được hoàn thành. Các bạn đánh giá Continuum hiện nay như nào, comment chia sẻ nhé.