Microsoft chia sẻ nghiên cứu mới về tác động của AI đến cách làm việc tại Việt Nam

Vào đầu năm nay, Microsoft đã giới thiệu Microsoft 365 Copilot, một ứng dụng với các khả năng tạo nội dung từ trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ứng dụng hàng ngày như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Microsoft Teams và nhiều ứng dụng khác được hàng triệu người sử dụng. Ngoài ra, công ty cũng đã thông báo mở rộng quyền truy cập vào bản xem trước Microsoft 365 Copilot và giới thiệu các tính năng mới. Hôm nay, Microsoft chính thức công bố dữ liệu và thông tin mới từ báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc năm 2023 với tiêu đề:Liệu AI có thay đổi cách con người làm việc?

Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc 2023 đã thực hiện khảo sát 31,000 người đại diện cho nhiều ngành nghề khác nhau tại 31 quốc gia, trong đó có 14 nước thuộc Châu Á Thái Bình Dương, cùng với hàng nghìn tỷ tín hiệu từ email, cuộc họp, trò chuyện trên Microsoft 365, và xu hướng lao động trên LinkedIn. Dữ liệu cho thấy tốc độ công việc đã tăng nhanh hơn so với khả năng của con người và điều này đang ảnh hưởng đến sự đổi mới. Công nghệ AI thế hệ tiếp theo sẽ giải phóng bớt gánh nặng công việc. Theo đó, các tổ chức tiên phong trong việc áp dụng AI sẽ có khả năng tăng cường sự sáng tạo và năng suất cho nhân viên.

Microsoft chia sẻ nghiên cứu mới về tác động của AI đến cách làm việc tại Việt Nam

Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc 2023 năm nay đã đưa ra ba kết luận quan trọng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nếu họ muốn áp dụng AI một cách có trách nhiệm trong tổ chức của mình:

  1. Gánh nặng dữ liệu số đang buộc chúng ta phải đổi mới: Tất cả chúng ta đều đang “mắc kẹt” với một khối lượng dữ liệu số khổng lồ. Những dữ liệu từ email, các cuộc họp và trò chuyện đã vượt quá khả năng xử lý của chúng ta. Mỗi phút chúng ta phải dành ra để xử lý các dữ liệu số là một phút dành cho công việc sáng tạo đã bị bỏ lỡ.
  • 76% đáp viên ở Việt Nam nói rằng họ không có đủ thời gian và năng lượng để hoàn thành công việc (tỉ lệ này trên toàn cầu là 64%) và họ có nhiều khả năng gặp khó khăn với sự đổi mới và tư duy chiến lược hơn 6,6 lần (tỉ lệ này trên toàn cầu là 3,5 lần).
  • 65% lãnh đạo người Việt Nam bày tỏ sự lo lắng về tình trạng thiếu sáng tạo và đổi mới trong công việc (tỉ lệ này trên toàn cầu là 60%).
  • Chỉ 63% người lao động Việt Nam cho rằng sự có mặt của họ trong các cuộc họp là cần thiết (tỉ lệ này trên toàn cầu là 35%).
  • 79% người lao động Việt Nam đồng ý rằng họ không thể duy trì sự tập trung trong cả ngày làm việc (tỉ lệ này trên toàn cầu là 68%).

Theo thống kê thời gian sử dụng Microsoft 365, trung bình một người dành 57% thời gian để trao đổi thông tin và chỉ 43% thời gian để sáng tạo. Và nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng tới năng suất làm việc chính là các cuộc họp không hiệu quả.

  1. Một liên minh mới gồm AI và người lao động đã được hình thành:
  • Trong khi 54% người lao động Việt Nam cho biết họ lo lắng Al sẽ thay thế vị trí công việc của họ, có tới 90% mong muốn giao càng nhiều việc càng tốt cho Al để giảm bớt khối lượng công việc (tỷ lệ này trên toàn cầu lần lượt là 49% và 70%).
  • Cứ 10 người lao động Việt Nam thì có 9 người cảm thấy thoải mái khi sử dụng Al không chỉ cho các công việc hành chính (94%) mà còn cho công việc phân tích (94%) và thậm chí cả các khía cạnh sáng tạo trong công việc của họ (91%) (và tỷ lệ này trên toàn cầu lần lượt là 76%, 79%, và 73%).
  • Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho rằng Al sẽ mang lại giá trị tại nơi làm việc bằng cách tăng năng suất làm việc (35%) hơn là cho rằng AI sẽ thay thế nhân viên (16%) – gấp 2,2 lần; (con số này trên toàn cầu là 1,9 lần, với tỷ lệ lần lượt là 31% và 16%).
  1. Mọi nhân viên đều cần có năng lực sử dụng AI: Mọi nhân viên, không chỉ các chuyên gia AI, sẽ đều cần những năng lực cốt lõi mới, ví dụ như kỹ năng tạo hướng dẫn cho AI.
  • 94% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam cho biết nhân viên của họ sẽ cần những kỹ năng mới để chuẩn bị cho sự phát triển của Al (tỷ lệ này trên toàn cầu là 82%).
  • 80% người lao động Việt Nam cho biết họ hiện chưa có đủ năng lực phù hợp để hoàn thành công việc (tỷ lệ này trên toàn cầu là 60%).
 

Để trao quyền cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên AI, hôm nay Microsoft đã giới thiệu Microsoft 365 Copilot Early Access Program – chương trình dùng thử Microsoft 365 Copilot có trả phí chỉ giới hạn cho 600 khách hàng doanh nghiệp trên thế giới. Ngoài ra, Microsoft cũng công bố các chức năng mới sau đây sẽ được thêm vào Microsoft 365 Copilot và Microsoft Viva:

  • Copilot trong Whiteboard sẽ giúp các cuộc họp cũng như việc lên ý tưởng trong Microsoft Teams trở nên sáng tạo và hiệu quả hơn. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, người dùng có thể yêu cầu Copilot tạo ý tưởng, sắp xếp ý tưởng theo chủ đề, phác thảo thiết kế hiện thực hóa ý tưởng và tóm tắt nội dung trong Whiteboard.
  • Nhờ sự tích hợp của DALL-E, trình tạo hình ảnh của OpenAI, vào Copilot trong PowerPoint, người dùng có thể yêu cầu Copilot tạo hình ảnh để minh họa cho nội dung của họ.
  • Copilot trong Outlook sẽ đưa ra các gợi ý và hướng dẫn người dùng về giọng điệu, ngôn ngữ và mức độ rõ ràng của thông tin để giúp người dùng viết email hiệu quả hơn và giao tiếp tự tin hơn.
  • Copilot trong OneNote sẽ dựa trên thông tin đầu vào để phác thảo kế hoạch, tạo ý tưởng, lên danh sách và sắp xếp thông tin để giúp người dùng tìm thấy những gì họ cần một cách dễ dàng.
  • Copilot trong Viva Learning sẽ sử dụng giao diện trò chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên để giúp người dùng tạo lộ trình học tập được cá nhân hóa, từ việc thiết kế các khóa học nâng cao kỹ năng, khám phá các tài nguyên học tập liên quan, đến việc sắp xếp thời gian cho các khóa đào tạo được chỉ định.

Để giúp khách hàng tự tin ứng dụng AI, Microsoft cũng giới thiệu Semantic Index for Copilot, một chức năng mới mà chúng tôi đang bắt đầu triển khai cho tất cả khách hàng Microsoft 365 E3 và E5.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan