Các nhà khoa học tại Hubble đã quay trở lại xem bức ảnh chụp Tinh vân Veil hồi năm 2015 và đã áp dụng kĩ thuật xử lý mới, phát hiện thêm các chi tiết.
Bức ảnh chụp Tinh vân Neil đã được thực hiện với Kính viễn vọng không gian Hubble hồi năm 2015. Nhưng mới đây NASA cùng các nhà nghiên cứu đã ghé thăm, xem lại bức ảnh này và áp dụng kĩ thuật xử lý mới để đem đến nhiều chi tiết hơn. Các chi tiết này là các khí ion hóa tạo nên các đường sợi của tinh vân. Các bức ảnh quan sát được thực hiện bởi thiết bị của Hubble sử dụng năm bộ lọc khác nhau được kết hợp với các phương pháp xử lý hậu kỳ mới để tạo ra hình ảnh mới. Bạn có thể thấy các chi tiết được tăng cường cho thấy các khí thải từ oxy được ion hóa gấp đôi (được nhìn thấy trong ảnh dưới dạng màu xanh lam), hydro ion hóa, lưu huỳnh ion hóa (màu xanh lá cây) và nitơ ion hóa (màu đỏ trong ảnh).
Tinh vân Neil cách chúng ta 2,100 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Cygnus, còn được gọi là ‘Thiên nga’. Nhà thiên văn học William Herschel lần đầu tiên xác định được đường đi của Tinh vân Veil vào năm 1784. Năm 1904, công trình của Herschel được tiếp nối với việc Williamina Fleming phát hiện ra một phần mờ hơn của tinh vân, được gọi là Tam giác Pickering, được đặt theo tên của giám đốc Đài quan sát Đại học Harvard nơi Fleming làm việc.
Nếu bạn muốn tự mình xem Tinh vân Veil, thời điểm quan sát tốt nhất là đầu mùa thu ở bán cầu bắc và đầu mùa xuân ở bán cầu nam. Tinh vân này không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nó có thể được nhìn thấy qua kính viễn vọng hoặc ống nhòm trong điều kiện bầu trời tối. Nếu bạn có bộ lọc tinh vân, nó sẽ giúp làm sáng hơn vẻ ngoài của Veil và cho phép bạn xem thêm chi tiết.