Apple mới gần đây được cho là đã bỏ kế hoạch bảo mật hoàn toàn dữ liệu người dùng sau khi FBI can thiệp.
Theo báo cáo của Reuters, chỉ tiêu bảo mật hoàn toàn dữ liệu người dùng của Apple mới đây đã bị bỏ đi vì sự can thiệp của FBI. Trước đó, các thiết bị của Apple nổi tiếng vì khoản bảo mật nghiêm ngặt và tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, đến nỗi Apple đã từ chối khi cảnh sát yêu cầu công ty truy cập vào điện thoại của kẻ xả súng tại San Bernardino giết chết 14 người và 22 người bị thương nặng.
Điều này cũng áp dụng với các bản sao lưu iCloud khi các bản sao lưu này đều được mã hoá, Apple sẽ giữ một khoá truy cập, người dùng sẽ giữ một khoá khác. Với phương thức này, Apple có thể chặn đứng những kẻ tấn công thông tin và đồng thời người dùng cũng sẽ có thể lấy lại thông tin từ Apple khi vô tình làm mất hoặc quên chìa khoá này. Tuy nhiên sau khi FBI can thiệp và sử dụng luật pháp, Apple đã phải chấp nhận bỏ các kế hoạch mã hoá các bản sao lưu iCloud. Trước đó vào năm 2018, Apple đã ấp ủ kế hoạch bảo mật toàn phần và đóng lại phương án chìa khoá bảo mật iCloud này. Nhưng với sức ép từ pháp luật, công ty đã bỏ luôn kế hoạch này.
Việc bỏ đi kế hoạch lần này bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến dài dằng dẵng từ năm 2016 của Apple với FBI về một chiếc iPhone thuộc về một trong những tên bắn súng ở San Bernardino. FBI yêu cầu Apple xây dựng một cửa hậu truy vào các thiết bị của họ, nhưng Apple từ chối, nói rằng điều này sẽ làm suy yếu hình ảnh bảo mật an ninh của công ty. FBI sau đó cũng đã tìm ra cách vượt qua được. Tuy nhiên, Apple không muốn chọc giận FBI, một thế lực to lớn bằng cách khoá chính quyền khỏi các bản sao lưu iCloud nên mới co vụ việc lần này.
Trong các cuộc họp với các cơ quan, các quan chức FBI nói với Apple rằng kế hoạch bảo mật toàn phần này sẽ gây tổn hại cho các cuộc điều tra của họ. FBI và các cơ quan thực thi pháp luật khác thường xuyên yêu cầu Apple giải mã dữ liệu iCloud và trong nửa đầu năm 2019, họ đã yêu cầu quyền truy cập vào hàng ngàn tài khoản. Gần đây nhất là cơ quan nhà nước đã yêu cầu truy cập vào một chiếc điện thoại có dính líu tới vụ nổ súng tại một căn cứ hải quân của Pensacola vào tháng 12 năm ngoái.
Trump cũng đã chỉ trích Apple rằng là vô ơn, khi “đã luôn giúp Apple trong kinh doanh và nhiều vấn đề khác, nhưng lại từ chối mở khoá chiếc điện thoại của kẻ sát nhân, tên buôn thuốc cấm và các tên tội phạm nguy hiểm khác”. Apple đã bác bỏ những lời chỉ trích này, những cáo buộc cho rằng công ty đã không cung cấp sự hỗ trợ đáng kể nào cho FBI trong các vụ án này.