Không có sự nâng cấp nào tuyệt vời hơn là cải thiện tất cả những điểm yếu cũ, lại tăng thêm hiệu năng. Đó chính là những gì mà HP đã làm với Pavilion Gaming bản 2019, khiến nó trở thành phiên bản tốt nhất, hoàn hảo nhất của dòng Gaming phổ thông từ HP.
2 điểm quan trọng nhất của một chiếc laptop đó là thiết kế và hiệu năng thì trên bản 2019 của Pavilion Gaming đều được cải thiện, không hẳn là quá mạnh mẽ nhưng nó là điều cần thiết phải làm khi mà bản 2018 đã khiến người dùng phàn nàn quá nhiều.
Thiết kế khác biệt, nhưng hợp xu hướng
Trên bản 2019 thiết kế hoàn thiện hơn thanh lịch những vẫn mang đến chất gaming độc đáo.
Về tổng thể của Pavilion Gaming không có nhiều thay đổi lớn, nếu so sánh với bản 2018, thì bản 2019 có phần hài hòa hơn, các mảng điểm nhấn được loại bỏ trên các bề mặt và chuyển sang một dạng đồng nhất là ‘nhám’, thiết kế này giúp máy mặc dù chỉ là vỏ nhựa nhưng nhìn cứng cáp hơn thiết kế cũ.
Ngay từ khi mở máy lên, việc nhận diện thương hiệu HP cũng không quá khó khăn với logo HP truyền thống được sử dụng với tông màu ‘Xanh lá’ lạ mắt thay vì nhôm bóng loáng trên các dòng laptop khác của hãng.
[twenty20 img1=”123533″ img2=”123531″ offset=”0.5″]
Các đường nét và nét cắt trên Pavilion Gaming vẫn được giữ lại theo trường phái lịch lãm, hầm hố và ngầu sẽ là cụm từ để diễn tả, nhưng có vẻ như HP hiểu được là ngầu thì cũng cần có mức độ mà cần hướng đến sự tiện dụng nên các chi tiết được điều chỉnh theo hướng chìm xuống nhưng vẫn rất ‘gân’ khi có ánh sáng hắt vào.
Tông màu xanh lá được kế thừa và là ‘dna’ của Pavilion Gaming được truyền cho toàn bộ mặt bàn phím của máy, tính đến nay ngoài HP ra thì chỉ còn lại Razer là thiết kế các sản phẩm của mình theo hướng màu sắc khá bắt mắt này, bởi hầu hết trên thị trường đa phần là đỏ và đen, hiếm khi thấy chiếc máy tính nào với tông xanh lá kích thích thị giác được sử dụng tại thị trường Việt Nam.
Một thành phần không thể thiếu của laptop gaming đó là bàn phím, nhưng nếu có thể tóm gọn tất cả lại của Pavilion Gaming thì chỉ thể gọi là ổn, nó không hẳn là phục vụ dành cho một mục đích riêng nào đó của người dùng, cân bằng cho nhu cầu làm việc và cả chơi game.
Nếu là làm việc thì người dùng có một bàn phím có kích thước đầy đủ, có luôn cả phím số, layout chuẩn chỉ; Còn nếu là một bàn phím cho nhu cầu chiến game sẽ là một hành trình phím sâu, bấm nẩy, và đầm tay.
Điểm quen thuộc xuyên suốt các laptop gaming là cụm ‘WASD’ cũng được tô điểm bằng các đường viền theo đúng tông xanh của máy giúp định vị được các phím bấm thông thường của người dùng trên laptop gaming.
Dịch xuống một chút đó là phần trackpad, theo trào lưu các laptop gaming trở nên mỏng hơn với viền màn hình khiến bàn phím bị bó gọn lại và giờ trackpad cũng chịu chung số phận trên Pavilion Gaming.
Sở hữu kích thước chỉ là trung bình, có thể xem là nhỏ đối với một chiếc trackpad trên laptop gaming vì nó chỉ có chiều ngang khiến trackpad hơi dài so với thông thường. Nút chuột được bố trí tại 2 bên và có độ sâu tương đối. Mỗi lần bấm độ phản hồi của nút thật sự khá ‘đáng tiền’, nó tối ưu cho thao tác cảm ứng hơn là thao tác clicky nên bấm vào cần lực nhiều hơn và cũng đầm hơn so với các trackpad thường thấy.
Điểm cộng khác của Pavilion Gaming là vị trí các cổng kết nối giờ đã được bố trí lại, với thiết lập khác biệt hoàn toàn so với bản 2018.
[twenty20 img1=”123521″ img2=”123524″ offset=”0.5″]
Và đó là tất cả những điểm cộng của Pavilion Gaming về ngoại hình, còn điểm trừ vẫn là việc phần màn hình vẫn còn lỏng lẻo (yếu điểm vốn có của màn hình 1 bản lề), mặc dù người dùng hoàn toàn có thể mở máy bằng một tay nhưng khung màn hình thật sự rất mỏng manh.
Mặt trước máy không được gia cường nhiều để tăng được độ cứng cáp khi mở máy, việc mở máy bằng các góc sẽ tạo ra một cảm giác bất an đáng kể vì nó vênh lên khá nhiều, nên người cần chú ý trong sử dụng hằng ngày, lựa chọn vẫn là mở máy vẫn từ giữa.
Màn hình của Pavilion Gaming là IPS, vẫn là viền siêu mỏng cho hai cạnh hai bên, cùng đó tần số quét cũng chỉ là 60Hz mà thôi, trong khi các laptop chơi game hiện nay đang gần như mặc định ở 120Hz, điều này khiến trải nghiệm game trên máy có chút thua thiệt so với các mẫu laptop gaming khác nhưng bù lại là màu sắc khá ổn và có thể nói là đẹp, màu sắc tươi, nịnh mắt, có chiều sâu.
Đây cũng chưa phải là phiên bản sở hữu màn hình tốt nhất của Pavilion Gaming 15, một số phiên bản bán tại nước ngoài có tuỳ chọn lên đến 144Hz, 95% sRGB, 60% Adobe RGB, tuỳ chọn màn hình này sẽ phù hợp hơn cho nhu cầu chỉnh sửa hình ảnh, làm việc đồ hoạ.
Nhiệt độ và Hiệu năng cải thiện rõ rệt
Nếu trong 2018 vấn đề người dùng lo ngại nhất đó là nhiệt độ thì phiên 2019 đã sửa lỗi nó hoàn toàn, và hơn hết nó cũng thuộc vòng đời nâng cấp hiệu năng vậy nên đây chính là sự lựa chọn đúng đắn và hợp lí nhất dành cho người dùng muốn trải nghiệm dòng laptop gaming giá rẻ từ HP.
Cấu hình chi tiết
Model | HP Pavilion Gaming 15 |
CPU | Intel Core i5 – 9300H (2.40 GHz – 4.10 GHz, 4 Cores – 8 Threads, 8MB) |
RAM | 8GB DDR4 2666MHz |
Bộ nhớ trong | 256GB SSD PCIe NVMe |
Màn hình | 15.6″ Full HD IPS |
Card đồ hoạ | NVIDIA GeForce GTX 1650 4GB GDDR5 + Intel UHD Graphics 630 |
Kết nối | Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth 5.0 |
Cổng kết nối | 1x USB 3.1 Gen 2 Type-C™ (10 Gb/s, Power Delivery 3.0, DisplayPort™ 1.4, HP Sleep and Charge); 1x USB 3.1 Gen 1 Type-A (HP Sleep and Charge) 2x USB 3.1 Gen 1 Type-A 1x HDMI 1x RJ-45 1x combo jack audio/mic |
Pin | 52Wh |
Nặng | 2.2Kg |
Phiên bản trong bài cũng chỉ là phiên bản cấu hình cơ bản nhất, hay yếu nhất nhưng vì CPU i5 đời 9 hiện nay vẫn đang khá mạnh và dư thừa cho dòng card phổ thông là GTX 1650 hay 1660Ti nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng cân bằng hiệu năng giữa CPU và GPU trên Pavilion Gaming.
Chạy thử một số bài Benchmark để kiểm nghiệm khả năng của thiết bị cho thấy máy vẫn hoạt động tốt ở xung nhịp cao ngưỡng là 4.1GHz (đơn nhân tối đa) và đa nhân tối đa 4.0GHz.
Về trải nghiệm các tựa game hiện nay đều khá ổn với mức khung hình cao và ổn định. Phần nào đó cũng là nhờ giải pháp tản nhiệt, và cả CPU khác biệt trên máy đã làm mức nhiệt tốt hơn đáng kể so với bản 2018. Nhiệt độ luôn ổn định khoảng 80-85 cho CPU và 70-75 cho GPU, hơn hết xung nhịp của máy luôn ở mức 3.6-3.8GHz, với bản 2018 nhiệt độ CPU liên tục đạt mức ngất ngưỡng 90 hay cả trăm độ để máy luôn có được hiệu năng cao nhất thì bản 2019 đã giảm xung đi một chút mặc dù chỉ là mức nhiệt khoảng 85 độ thì máy cũng đã tự giảm xung xuống mức 3.9 hay 3.8GHz để giảm nhiệt xuống mức 80 độ, cho CPU luôn được mát mẻ.
Khả năng nâng cấp
Tất nhiên với cấu hình chỉ là mức cơ bản thì HP vẫn đảm bảo khả năng nâng cấp của Pavilion Gaming đủ sức ‘chạy đường dài’ với người dùng với khả năng nâng cấp RAM, SSD, HDD. Thẻ SSD NVMe chỉ là mức cơ bản, người dùng có thể nâng cấp lên các dòng cao cấp hơn của Samsung hoặc WD Black hiện có trên thị trường đạt tốc độ tốt hơn, còn với RAM do còn một khe trống và máy cũng hiện chỉ là Single Channel nên nâng cấp lên 16GB sẽ ổn định hơn về lâu dài cho thiết bị.
Lời kết
Có một vài điều cần xem xét về chiếc HP Pavilion Gaming 15. Nếu bạn đã ‘ưng’ thiết kế, ưng thương hiệu thì phiên bản 2019 này đã trở nên quá tuyệt vời với cấu hình i5-9300H và GTX 1650 (8GB RAM, 256GB SSD), chiến game vừa đủ, làm việc cũng vừa đủ mà mức giá cũng khá ổn chỉ khoảng 24 triệu đồng là có thể sở hữu. Tại thị trường Việt Nam hiện cũng đang có nhiều tuỳ chọn cấu hình với 128GB SSD+1TB HDD với mức giá tốt hơn, hoặc là phiên bản i7-9750H + 1660Ti sẽ là phiên bản cao cấp nhất với mức giá 33 triệu đồng (tham khảo).
Còn lại mọi thứ trên HP Pavilion Gaming 15 2019 đều ổn, với những điểm trừ nhỏ không quá ảnh hưởng trải nghiệm của người dùng, còn lại từ thiết kế các cổng kết nối đều tuyệt vời, hiếm ít nhà sản xuất nào tích hợp khả năng xuất hình DP vào USB-C trên laptop gaming như HP là một điểm nhỏ thôi nhưng thấy họ đã hướng đến xu hướng USB-C khá nhiều so với các hãng khác, vậy lựa chọn cuối cùng vẫn là ở bạn.
Điểm cộng | Điểm trừ |
+ Thiết kế ‘chuẩn chỉ’, đẹp và phù hợp xu hướng + Cấu hình tốt trên mức giá được bán ra + Nhiệt độ mát mẻ, thoải mái chơi game + Nhiều điểm nâng cấp so với thế hệ trước + Khả năng nâng cấp là có, nhiều tuỳ chọn + Nhiều tuỳ chọn cấu hình, nhiều mức giá | – Khung màn hình vẫn chưa được cải thiện – Là dòng Gaming giá tốt nên tổng thể thiết kế vẫn thua thiệt so với Omen (dòng Gaming riêng của HP). – Thiết kế mặt C (bàn phím) hơi bó buộc, bị lệch sang trái hơi nhiều. |