5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong những chiếc máy tính hiện đại. Việc thay đổi chúng sau mỗi vài năm là chuyện rất bình thường, dù bạn có dùng cách thay thế hay sử dụng như một ổ thêm.

Nhưng với quá nhiều lựa chọn ngoài kia, lựa chọn nào phù hợp nhất với bạn? Bạn nên mua sản phẩm nào?

Tin tốt là việc mua sắm ổ cứng không khó khăn đến như vậy. Trên thực tế, có khá nhiều sự nhầm lẫn xảy ra, chỉ cần bạn làm theo những hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc mua nhầm ổ đĩa hoặc điều gì đó tương tự.

HDD vs. SSD

Hầu như câu hỏi bạn cần đặt ra sau dung lượng ổ đĩa là bạn muốn mua ổ đĩa SSD hay HDD. Trong khi  SSD đáp ứng được những chức năng như HDD, bên cạnh đó nó cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. SSD là một loại ổ đĩa cứng sử dụng các chip flash liên kết với nhau và lưu trữ dữ liệu thay vì sử dụng đĩa xoay trên những HDD truyền thống. Hãy nghĩ về nó như một chiếc USB cực to với dung lượng cực lớn.

Chúng có những sự khác biệt nào?

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
ảnh: Shutterstock

Điểm đầu tiên, SSD đọc và ghi dữ liệu nhanh hơn. Điểm thứ hai, SSD sử dụng ít năng lượng hơn, điều này giúp tiết kiệm năng lượng và tăng thời gian pin của laptop. Điểm thứ ba, SSD không sử dụng thành phần duy chuyển, vì vậy trong quá trình hoạt động nó sẽ không gây ra tiếng ồn và có tuổi thọ lâu hơn. Nhược điểm của SSD là nó đắt hơn và có dung lượng thấp hơn HDD.

Tóm lại là gì? Nếu giá cả là mối quan tâm lớn của bạn, hãy chọn HDD. Hoặc nếu bạn muốn mua một ổ đĩa cho mục đích chính là sao lưu dữ liệu , hãy chọn HDD. Nhưng nếu bạn muốn một ổ đĩa để chứa hệ điều hành hoặc những tệp và chương trình huy truy cập, hãy chọn SSD.

Kích cỡ vật lý và giao tiếp

Một khi bạn chọn lựa giữa SSD và HDD, bạn phải chọn một “form factor” (cỡ đĩa). Thật may mắn, chỉ có 2 lựa chọn để bạn phải cân nhắc và lựa chọn đúng của bạn hầu hết dựa vào việc bạn “setup” hệ thống như thế nào. Không cần lo lắng, sự lựa chọn này khá dễ dàng.

Ổ đĩa cứng có 2 “form factor” chính: Ổ 3,5 inch và ổ 2,5 inch.

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
Ảnh: shutterstock

Trên những ổ HDD truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên một chiếc đĩa quay, điều này có nghĩa rằng khi bạn bạn phải sử dụng nhiều đĩa hơn khi muốn mở rộng dung lượng. Vì lý do này, HDD của máy desktop có “form factor” là 3,5 inch với dung lượng tối đa là 4TB trong khi những con số này đối với HDD của laptop lần lượt là 2,5 inch là 2TB.

Mặt khác, SSD có kích thước nhỏ hơn vì nó không chứa bất kỳ thành phần chuyển động nào. Vì vậy, hầu hết ổ SSD vừa vặn với “form factor 2,5 inch”. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kết nối SSD vào “form factor” 3,5 inch, bạn luôn luôn có thể dùng adapter.

Còn về vấn đề kết nối, hầu hết những những ổ đĩa (cả HDD và SSD) đều sử dụng kết nối SATA. Những ổ HDD cổ hơn hầu như sử dụng kết nối IDE thay thế. Và nếu bạn muốn mua một ổ đĩa mở rộng, nó sẽ được kết nối trực tiếp với hệ thống của bạn thông qua cổng USB.

Thông số kỹ thuật và hiệu năng

Bây giờ bạn đã biết loại ổ cứng mà bạn cần, hãy tìm sản phẩm tốt nhất dành cho bạn. Đây là những thứ mà bạn cần xem xét.

Dung lượng lưu trữ 

HDD có rất nhiều loại kích cỡ, tối đa là 4TB vì sự hạn chế về vật lý. Mặt khác ổ cứng SSD có kích thước nhỏ hơn nhiều và có dung lượng chưa thể vượt quá 1TB. Thậm chí như vậy,  ổ SSD dùng cho khách hàng có dung lượng không vượt quá 512GB.

Tốc độ truyền nhận dữ liệu

Hiệu năng của một ổ cứng HDD bình thường được xác định bởi rất nhiều yếu tố. Nhưng chỉ số RPM (số vòng quay mỗi phút) là một yếu tố quan trọng. RPM cao hơn có nghĩa tốc độ truyền nhận dữ liệu cũng nhanh hơn.

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
ảnh: shutterstock

Bạn không cần quá quan tâm tốc độ SATA của ổ cứng. Lấy ví dụ, một ổ cứng hiện đại có chỉ số là 3GB/s và 7200RPM. Chẳng có HDD nào có thể đạt tốc độ truyền nhận dữ liệu 3GB/s, nhưng một ổ cứng 7200RPM luôn chạy nhanh hơn một ổ 5400RPM.

Cache

Khi ổ cứng muốn truyền dữ liệu từ khu vực này sang khu vực khác, nó sử dụng một khu vực đặc biệt của bộ nhớ nhúng được gọi là cache hoặc buffer.

Cache lớn hơn có thể giúp dữ liệu được truyền đi nhanh hơn (bởi vì nhiều thông tin có thể được lưu trữ cùng một lúc hơn). HDD hiện đại có cache từ 8MB tới 128MB.

Thời gian truy cập

HDD có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng, chẳng hạn như đầu đọc tốn một khoảng thời gian để có thể di chuyển đến vị trí để đọc và ghi dữ liệu trên ổ cứng.

Việc hai ổ cứng có cùng chỉ số RPM 7200 có hiệu năng khác nhau là hoàn toàn có thể xảy ra.  Nguyên nhân đến từ việc một trong số chúng tốn nhiều thời gian hơn để tái định vị vị trí đầu đọc, không có một cách tiêu chuẩn nào để có thể xác định thời gian truy cập. Thêm nữa, hầu hết ổ cứng ngày nay có mức tốc độ ngang nhau nên bạn không cần phải nghĩ quá nhiều về chi tiết cụ thể của thông số này.

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
ảnh: shutterstock

Đối với SSD, bạn sẽ muốn xem xét về tốc độ đọc/ghi tuần tự của nó. Khá ổn khi tốc độ này nằm trong phạm vi tốc độ tối đa của SATA.

Tỉ suất hỏng hóc

Vì HDD là ổ cứng cơ học, sự hao mòn là không thể tránh khỏi. Nhưng đã nói ở trên, không phải tất cả HDD đều được làm như nhau. Một số dòng chỉ có vòng đời trong 6 tháng, trong khi những dòng khác có thể kéo dài đến 6 năm. Nhiệm vụ của bạn là tìm thông số này trên các ổ cứng để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Theo như StorageReview, những ổ SSD hiện đại có tuổi thọ trung bình cao hơn (tỉ suất hỏng hóc trung bình là 2 triệu giờ) so với HDD hiện đại (tỉ suất hỏng hóc trung bình là 1,5 triệu giờ). Tuy nhiên, khi để lâu ổ cứng mà không sử dụng, HDD có vẻ đáng tin cậy hơn nhiều so với SSD.

Giá cả

Dựa vào những điều trên, bạn có rất nhiều sự lựa chọn về giá cả cho những chiếc ổ cứng có vẻ ngoài tương tự nhau. Tùy thuộc vào bạn chọn yếu tố nào liên hệ nhiều đến nhu cầu của bạn để chọn ra ổ cứng phù hợp nhất. Để xác định được giá trị của đồng tiền bỏ ra, hãy chia giá bán lẻ với dung lượng lưu trữ để được số tiền trên mỗi gigabyte.

Lấy ví dụ, WD Black 1 TB HDD (giá 70USD, 0,07USD/GB) là một sự lựa chọn tốt toàn diện cho việc sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên hãy tăng dung lượng lưu trữ lên với WD Black 2 TB HDD (125USD, 0,06USD/GB) với giá gần gấp đôi. Tiếp tục tăng thêm gấp đôi với WD Black 4 TB HDD (235USD, 0,05USD/GB) sẽ làm bạn tiêu tốt khá nhiều tiền. Tuy khó nuốt nhưng ổ cứng 4TB mang đến một giá trị cao hơn cho đồng tiền.

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
ảnh: WD Black 2 TB HDD

Xu hướng này cũng đúng với SSD.  Samsung 850 EVO 250 GB SSD (95USD, 0,38USD/GB) có thể mua được, nhưng Samsung 850 EVO 500 GB SSD (157USD, 0,31USD/GB) có dung lượng gấp đôi với giá chỉ hơn 1,5 lần.  Samsung 850 EVO 1 TB SSD với cái giá 305USD sẽ khiến nhiều người không khỏi đổ mồ hôi nhưng đồng tiền bạn bỏ ra rất có giá trị với 0,3USD/GB.

Và như các bạn đã biết, ổ cứng HDD có dung lượng lớn hơn nhiều so với ổ SSD trong cùng một tầm giá.

Ổ cứng di động vs. ổ cứng cố định

Điều cuối cùng để suy xét là ổ cứng này là nó được cố định trong máy tính của bạn hay được dùng như một ổ cứng di động. Đây là một quyết định dễ dàng, nhưng hãy nhìn vào ưu và nhược điểm của từng loại.

Ổ cứng di động hoàn hảo cho lưu trữ và sao lưu. Chúng thường được kết nối bằng cáp USB 2.0 với tốc độ tối đa 480MB/s, những dòng sau này hỗ trợ USB 3.0 và có tốc độ lên đến 5GB/s. Trừ khi bạn có thể sở hữu một ổ cứng di động thế hệ sau,  tốc độ của nó có vẻ quá chậm cho mục đích sử dụng cơ bản (ví dụ như chạy hệ điều hành).

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
ảnh: shutterstock

Đổi lại là ổ cứng di động có tính cơ động cao và có thể được sử dụng bởi nhiều máy tính mà không xảy ra tranh chấp. Chỉ cần tháo USB ra, gắn nó ở một nơi khác, xong! Nó cũng có thể được cắm vào TV để phát trực tiếp. Nếu bạn cần tốc độ chứ không phải sự cơ động, hoặc hệ thống của bạn thiếu đi một ổ dữ liệu làm việc (ví dụ ổ cứng gần nhất của bạn gặp trục trặc và bạn cần thay thế nó), hãy sử dụng nó như ổ cứng internal (ổ cứng cố định).

Để dễ hiểu , bất cứ ổ cứng dữ liệu nào có thể sử dụng cố định hoặc di động chỉ cần cổng kết nối tương thích. Khi sử dụng di động, ổ cứng đơn giản là được bao bọc bởi vỏ bảo vệ. Nếu bạn mua một ổ cứng di động, bạn có thể biến nó thành ổ cứng cố định nếu muốn. Ổ cứng di động thường được khuyến cáo sử dụng nhiều hơn vì bạn hiếm khi cần đến hiệu năng của ổ SSD, thêm nữa nó có thời gian lưu trữ dữ liệu tốt hơn. Chỉ cần bạn chắc chắn nó hỗ trợ kết nối USB 3.0, chẳng hạn như Seagate Expansion 1 TB Portable HDD với mức giá phải chăng 55USD.

Nếu bạn không hướng đến việc tối đa hóa dung lượng, hãy hướng đến chiếc ổ cứng cồng kềnh Seagate Expansion 8 TB Desktop HDD với mức giá 230USD. Nếu xét về giá trị đồng tiền, 230USD/8TB là một con số quá sức hấp dẫn. Nhưng nếu việc bảo mật dữ liệu là mối quan tâm chủ đạo, hãy xem xét Transcend 1 TB StoreJet M3 HDD với mức giá phải chăng 57USD. Điểm tuyệt vời của nó là gì? Nó sở hữu khả năng giảm sock cấp quân sự với vỏ cao su chống sốc, được trang bị thêm khả năng hạn chế hư hại khi bị rơi, bên cạnh đó là được mã hóa bằng 256-bit AES.

5 điều bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn mua ổ cứng
Chiến binh “nồi đồng cối đá” của Transcend

Và như đã nói, nếu tốc độ là ưu tiên hàng đầu và bạn không có quá nhiều dữ liệu để lưu trữ, hãy hướng đến SSD rời. Những ổ SSD rời này khó tìm hơn HDD rời, nhưng tin tốt cho bạn vẫn có đó vài lựa chọn tuyệt vời chẳng hạn như Samsung T3 500 GB Portable SSD có giá 170USD. Chỉ cần đảm bảo bạn sử dụng USB 3.1 để đạt được tốc độ tối đa.

Tổng kết

Bây giờ bạn đã biết những điều cần xem xét khi muốn mua một ổ cứng mới. Một khi đã sở hữu nó, hay chăm sóc và vệ sinh thật cẩn thận để tăng vòng đời và hiệu suất của nó.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc mẹo nào hãy cho Công Nghệ Việt biết dưới phần bình luận nhé!

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan