Gigabyte Geforce RTX 2080 Ti Gaming OC là một sản phẩm đơn thuần là cải thiện lại nhiều thứ mà phiên bản Founder Edition còn thiếu sót, bao gồm 3X Windforce mang đến hiệu quả tản nhiệt hiệu quả, thêm đó nó cũng được overclock một chút ngay từ nhà máy để cải thiện thêm hiệu năng và vì thế nó cũng đắt hơn đôi chút.
Tính năng, thông số:
- Nhân GeForce RTX 2080 Ti
- 11GB GDDR6 352-bit
- Hệ thống WINDFORCE 3X
- RGB Fusion – 16.7 triệu màu, tuỳ chỉnh tự do
- Sử dụng plate kim loại ở mặt sau
Core Clock
- 1665 MHz ở OC Mode
- 1650 MHz ở Gaming Mode
- 1545 MHz ở Normal
Windforce Cooling System
Bằng nhiều cách khác nhau, Gigabyte đã cải thiện hệ thống tản nhiệt của mình với cái tên Windforce bao gồm cả các biến thể 1 quạt, 2 quạt và 3 quạt. Với GeForce RTX 20-Series, để như là một khẳng định chắc ‘nịt’ về mức độ hiệu quả tản nhiệt thì 3 quạt sẽ là lựa chọn an toàn cho một sản phẩm hiệu năng cao như 2080 Ti.
WINDFORCE 3X bao gồm hệ thống 3 quạt 82mm sử dụng những cánh quạt đặc biệt và quay xen kẽ, kết hợp với 6 ống đồng dẫn nhiệt trực tiếp từ nguồn nhiệt là nhân GPU để tăng hiệu quả tản nhiệt và tăng hiệu suất hoạt động khi ở nhiệt độ thấp.
Giải pháp tản nhiệt của Gigabyte cũng bao gồm một heatsink phụ dành cho VRAM và MOSFET cung cấp khả năng giải nhiệt cho hệ thống tốt hơn không chỉ là nhân GPU mà còn là các link kiện khác để ổn định nhiệt độ hoạt động và tối ưu hiệu năng.
Mặt trước và sau của Gigabyte GeForce RTX 2080 Ti Gaming OC.
Với việc chuyển sang NVLINK là giải pháp mới để ghép những chiếc card đồ hoạ lại với nhau và tăng hiệu năng, bản RTX 2080 sẽ có NVLINK cho phép cùng lúc kết hợp 2 chiếc card đồ hoạ mà trước đó thường gọi là 2-Way và chỉ RTX 2080 và RTX 2080 Ti mới sở hữu khả năng này mà trước đó SLI là cách duy nhất nhưng nó lại không đảm bảo được băng thông nên thường không đạt được hiệu năng như người dùng kỳ vọng.
Gigabyte GeForce RTX 2080 Ti Gaming OC đã được overclock như tên gọi của nó từ nhà máy khi xuất xưởng, vậy nên để cấp nguồn và hoạt động trơn tru sẽ cần đến 2 chân 8 Pin và công suất mà chiếc card này hoạt động tốt là 300W.
Với các cổng I/O sẽ bao gồm Display Port 1.4a, HDMI 2.0b và một cổng USB Type-C dành cho VirtualLink để kết nối high-end HMD.
Thử nghiệm hiệu năng, nhiệt độ, điện tiêu thụ
Cấu hình thử nghiệm
CPU | Intel Core i7-8700K @ 5.00 GHz |
Bo mạch chủ | AORUS Z370 Gaming 7 |
Card đồ hoạ so sánh | ASUS ROG STRIX GeForce RTX 2080 TI OC ASUS ROG STRIX GeForce RTX 2080 OC AORUS GeForce RTX 2080 Xtreme MSI GeForce RTX 2080 Ti Gaming X Trio MSI GeForce RTX 2080 Gaming X Trio MSI GeForce RTX 2080 DUKE OC NVIDIA GeForce RTX 2080 Ti Founders Edition NVIDIA GeForce RTX 2080 Founders Edition MSI GeForce GTX 1080 Ti Gaming X Trio MSI GeForce GTX 1080 Ti Lightning X NVIDIA GeForce GTX 1080 Founders Edition MSI GeForce GTX 1070 Ti Titanium MSI GeForce GTX 1070 Armor X OC MSI GeForce GTX 980 Ti Lightning OC Gigabyte Radeon RX Vega 64 (Reference Air) XFX Radeon R9 Fury X Liquid Cooled |
RAM | G.SKILL Trident Z RGB Series 32GB (4 X 8GB) CL16 3600 MHz |
SSD | Samsung SSD 960 EVO M.2 (512 GB) |
Nguồn | Corsair AX1200i PSU |
Hệ điều hành | Windows 10 64-bit |
Tất cả các tựa game đều chạy ở độ phân giải 2K hoặc 4K, Gigabyte GeForce RTX 2080 Ti Gaming OC 160 MHz, và 1050 MHz dành cho bộ nhớ
Hiệu năng qua các bài đánh giá
1/Vulkan
2/DirectX 12
3/DirectX 11
4/Nhiệt độ hoạt động
5/Điện tiêu thụ
Tổng kết lại
Nhìn chung, bao gồm cả năng overclock từ nhà máy và sự kết hơp tuyệt vời của 3X Windforce làm mát hiệu quả hơn đáng kể khi so với phiên bản Founder Edition chỉ là 2 fan đơn thuần, cùng đó Gigabyte GeForce RTX 2080 Ti Gaming OC cũng chỉ chiếm 2 slot với độ dài PCB tiêu chuẩn thì sẽ không quá khó khăn để bạn có thể nhét nó vào một chiếc case thông thường.
Nếu bạn đang nhắm đến một sự lựa chọn hoàn hảo vừa giá thành vừa hiệu năng thì Gigabyte RTX 2080 Ti Gaming OC cũng không là sự lựa chọn tồi, mang đến khả năng tản nhiệt hiệu quả cùng vẻ ngoài hầm hố đã khiến bất kì tựa game nào cũng phải ‘đổ gục’ rồi.