Khi đã chi quá nhiều tiền vào phần cứng là chiếc iPad Pro thì người dùng có xu hướng tìm đến những phụ kiện giá rẻ để tiết kiệm chi phí, và nếu là cần một chiếc bút cảm ứng thay thế cho Apple Pencil thì GOOJOODOQ sẽ là một trong những sự lựa chọn như vậy.
Rẻ đến bất ngờ
Là một nhà sản xuất đến từ Trung Quốc thì không có gì khó hiểu khi chiếc bút cảm ứng này lại có mức giá dễ chịu đến như vậy, chỉ khoảng 400 nghìn đồng tuỳ thời điểm mà sẽ có mức giá rẻ hơn.
Tính ra nếu so với một cây bút chính hãng đầy đủ VAT đến từ Apple là Apple Pencil 2 hiện đang có mức giá từ khoảng 3.7 triệu đồng thì cây bút này chỉ rẻ bằng 1 phần 10 so với đồ của Apple.
Đây sẽ là một mức giá tương xứng để trải nghiệm bút cảm ứng mang nhiều điểm tương đồng với bút từ Apple, có thể nói là ‘trải nghiệm’ cho vui, thử cho biết cảm giác sử dụng bút cảm ứng trên iPad sẽ như thế nào.
Thiết kế
Nếu bạn là người chưa bao giờ sử dụng Apple Pencil 2 thì đó là điểm cộng khi mà sử dụng chiếc GOOJODOQ này bởi cách hoàn thiện và kích thước có nhiều điểm khác và cũng khác hơi xa so với Apple Pencil 2, mặc dù thiết kế vẫn nhiều điểm tương đồng.
Chiếc bút cảm ứng giá rẻ này làm từ nhựa bóng, chứ không phải là nhựa nhám, nên ban đầu cầm khá thích, nhưng với người đổ mồ hôi tay nhiều sẽ không mấy dễ chịu khi cầm lại ở những lần tiếp theo.
Kích thước của GOOJODOQ cũng có một chút khác biệt nhỏ với Apple Pencil 2, đây là điểm trừ khá lớn đối với cây bút này, cây bút cảm ứng này lại to hơn đôi chút so với Apple Pencil 2, nếu bạn chưa từng sử dụng AP2, thì cây GOOJODOQ vẫn làm hài lòng, nhưng khi sử dụng rồi sẽ cảm thấy ‘tiền nào của nấy’ là thật, không thoải mái bằng.
Đối với Apple Pencil để sạc người dùng chỉ cần gá bút lên thân máy là có thể sạc tại vị trí cạnh phải của máy, nhưng với GOOJODOQ thì sẽ cần đến một đầu USB-C để sạc.
Apple Pencil 2 khi lấy bút ra khỏi vị trí sạc mặc nhiên nó sẽ tự động kết nối là dùng được ngay, còn với GOOJODOQ sẽ cần bật nguồn cho chiếc bút, phím nguồn này là dạng cảm ứng trên phần vỏ cứng, chỉ cần chạm vào là bật, chạm một lần nữa là tắt.
[twenty20 img1=”149691″ img2=”149690″ offset=”0.5″ before=”Bút ở trạng thái Bật.” after=”Bút ở trạng thái Tắt.” hover=”true”]
Với mức giá rẻ của nó thì thao tác này cũng không phải là vấn đề trong quá trình sử dụng, khi bật nguồn lâu mà không sử dụng bút cũng có tính năng tự động tắt để tiết kiệm pin.
Đầu bút là loại thay thế được, hiểu được tâm lí cần một thiết bị dùng được và dùng lâu dài, bút này cũng tặng kèm 2 đầu thay thế, nếu người dùng sử dụng loại dán màn hình Paper-Like sẽ khiến đầu bút mau xuống cấp, vì bị miến dán bào mòn và tạo ra cảm giác viết không còn liền mạch nữa, thì những đầu bút thay thế sẽ là giải pháp, với mức giá của chiếc bút cảm ứng này mặc dù rẻ nhưng vẫn có đầu bút thay thế là một điểm cộng tuyệt vời trong nhu cầu sử dụng để trải nghiệm.
Tính năng
Cái mà thiết bị này thiếu duy nhất đó chính là khả năng cảm ứng lực.
Từ việc nhận diện ở góc nghiêng cho đến chống tì tay thì cây bút 400 nghìn đồng này cũng thừa sức làm đủ nên nhìn chung mức giá – tính năng đều hoàn hảo trong tầm tiền của thiết bị này.
Với sự thiếu hụt cảm ứng lực thì chỉ bộ phần người dùng nào chuyên về vẽ thì mới thấy được sự khác biệt, còn nếu bạn là người dùng muốn một sản phẩm để ghi chú thì không nhận ra sự khác biệt.
Tổng kết
Quanh đi quẩn lại thì mức giá – tính năng là thứ quyết định ở chiếc bút GOOJODOQ, với các nhà sản xuất từ Trung Quốc thì luôn có những giải phảp giá rẻ đến siêu rẻ để thay thế các đồ xịn từ chính hãng và GOOJODOQ là một ví dụ điển hình. Vừa đủ tốt sẽ là rẻ, còn quá tốt trong chuyện thiết kế hay tính năng sẽ làm đội mức giá lên cao, và cao quá rồi thì qua hẳn đồ chính hãng lại hơn để đỡ suy nghĩ.