Sự trỗi dậy của công nghệ màn hình OLED

Màn hình OLED hiện đang được tích hợp trên nhiều thiết bị trên thị trường hiện nay. Chúng sẽ trở nên phổ biến hơn nếu như smartphone màn hình gập được thương mại hoá trong thời gian tới.

Màn hình OLED có lẽ đã không còn quá xa lạ với người dùng hiện nay. Trở về thời gian đầu được ra mắt, đây vẫn là một công nghệ màn hình mới mẻ với mọi người. Nhưng giờ đây, nó đang dần trở thành công nghệ màn hình không thể thiếu trên hầu hết các dòng smartphone trên thị trường hiện nay. Ví dụ, 2012 và 2015 là những năm cao điểm về mẫu mã mới, nhưng tỉ lệ của màn hình OLED vẫn khá thấp – lần lượt là 22% và 32%. Sau đó, điện thoại trang bị màn hình OLED đã dao động khoảng 33% trong một vài năm cho đến khi mọi thứ diễn ra trong năm nay.

màn hình oledVà trong danh sách top 10 chiếc smartphone được yêu thích do người dùng bình chọn đã có đến 6 chiếc smartphone trang bị màn hình OLED. Trong khoảng thời gian gần đây, Samsung đã tự sản xuất gần 90% màn hình OLED cho thiết bị di động. Kể từ đó, các công ty đã thử sử dụng màn hình LG, nhưng có vẻ như BOE sẽ là người chơi lớn thứ hai trong lĩnh vực này. Nó là nhà cung cấp màn hình chính cho Mate 20 Pro, vượt qua LG và họ cũng muốn tạo ra màn hình OLED cho dòng iPhone mới.

Có một số yếu tố có thể góp phần vào sự gia tăng của OLED. Màn hình cong chắc chắn đã góp phần không nhỏ trong việc trổi dậy của dòng linh kiện này – màn hình OLED hiện đại được xây dựng trên tấm nền bằng nhựa dẻo giúp thực hiện điều này. Nhưng chúng chỉ được uốn một lần, khi màn hình được chế tạo. Điện thoại có thể gập lại được ra mắt và ngay lập tức trở thành tâm điểm của sự chú ý từ phía người dùng. Đây cũng sẽ là một yếu tố khác giúp màn hình OLED trở nên phổ biến hơn nữa. 

Thiết kế điện thoại thông minh hiện tại có các tính năng chỉ tương thích OLED, còn màn hình LCD thì không. Ví dụ, cảm biến vân tay trong màn hình chỉ hoạt động với OLED. Tương tự, máy ảnh đục lỗ dễ dàng tích hợp vào màn hình OLED hơn khi so sánh với màn hình LCD. Các công ty đã chuẩn bị cho một ngày không xa khi camera selfie nằm dưới màn hình mà không cần phải đục lỗ. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng “triều đại” của OLED sẽ kéo dài mãi mãi. Một số khái niệm về màn hình mới xuất hiện, và cái tên gần đây nhất là màn hình Micro LED. 

màn hình oledNói thêm về cơ chế hoạt động của màn hình LCD và OLED, màn hình LCD có các đèn nền và các pixel hoạt động giống như cửa sập – chúng chặn ánh sáng để hiển thị màu tối hoặc để nó xuyên qua để hiển thị màu trắng. Đây là lý do tại sao màu đen trên màn hình LCD phát sáng. Trong khi đó, màn hình OLED có ít “đèn” hơn. Chúng tạo ra ánh sáng để hiển thị màu sáng và mờ (hoặc thậm chí tắt hoàn toàn) để hiển thị màu tối.

Micro LED về cơ bản giống như OLED, nhưng các loại đèn đèn LED được chế tạo khác nhau. OLED cần nhiều năng lượng hơn cho cùng độ sáng và kém bền hơn so với đèn LED GaN cổ điển. Tuy nhiên, OLED dễ dàng tạo thành các pixel nhỏ hơn và cho đến nay vẫn chưa có ai thực hiện điều này với đèn Micro LED ở quy mô thương mại. Dù vậy, vẫn còn vài năm nữa để có thể biết ai sẽ chiếm lấy “ngôi vương”. Hiện tại, năm 2019 đánh dấu kỷ nguyên của màn hình OLED trên thiết bị di động và phải mất vài năm nữa mới có sự thay đổi. Nhưng khi đến lúc thay đổi thì mọi việc sẽ diễn ra có thể rất nhanh – cạnh tranh khốc liệt có nghĩa là không ai muốn bị bỏ lại phía sau và một khi công nghệ mới đã sẵn sàng, việc người dùng chấp nhận nó là điều tất yếu.

Nguồngsmarena
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan