Google Photos có thể nói là một trong những nền tảng hữu ích, tiện dụng đối với người dùng trong việc lưu trữ hình ảnh, video. Tuy nhiên, có một khuyết điểm nhỏ đối với nền tảng này.
Gói lưu trữ không giới hạn đều có thể áp dụng đến với mọi người dùng. Tuy nhiên gói sử dụng miễn phí cho phép người dùng có thể đăng tải chỉ những hình ảnh “chất lượng cao”, trong khi đó người dùng trả phí hoặc những ai đang sở hữu Google Pixel mới có thể lưu trữ các hình ảnh “chất lượng gốc”.
Nếu không để ý đến thông báo nhắc nhở của Google Photos khi cài đặt trên thiết bị mới hoặc trong phần cài đặt của ứng dụng này, chắc hẳn người dùng sẽ bỏ qua các cánh báo, nhắc nhở về chất lượng hình ảnh mà người dùng sẽ đăng tải lên nền tảng này. Sự khác biệt của chúng thể hiện qua các đặc điểm sau:
Chất lượng cao:
- Lưu trữ không giới hạn.
- Hình ảnh sẽ được nén lại để tiết kiệm dung lượng. Nếu dung lượng hình ảnh lớn hơn 16 MP thì sẽ được nén lại còn 16 MP.
- Video có độ phân giải lớn hơn 1080p sẽ được nén xuống ở mức độ phân giải 1080p. Các video có độ phân giải thấp hơn sẽ có độ phân giải gần như tương tự với phiên bản gốc.
Chất lượng gốc:
- Giới hạn về dung lượng lưu trữ (15 GB) miễn phí, bạn phải trả phí mua gói hàng tháng hoặc phải xài Google Pixel.
- Hình ảnh và video không bị thay đổi về độ phân giải và dung lượng.
- Khuyên dùng đối với hình ảnh lớn hơn 16 MP và video có độ phân giải lớn hơn 1080p.
Những gì xảy ra đối với ảnh dung lượng thấp (dưới 16 MP)
Hai bức ảnh bên dưới được chụp bởi Galaxy S8, với độ phân giải 12 MP và được lưu trữ trên Google Photos với thiết lập “Chất lượng cao”. Có thể thấy là kích thước của hình ảnh sau khi đăng tải không hề bị thay đổi. Tuy nhiên, so với “chất lượng gốc” thì dung lượng của 2 bức ảnh sau khi đăng tải có sự thay đổi rõ rệt.
Đối với chế độ “chất lượng gốc”, dung lương của bức ảnh ở mức 16.7 MB, trong khi đó bức ảnh đăng tải ở chế độ “chất lượng cao” thì đã được nén xuống còn hơn 1 MB. Hình ảnh được giảm dung lượng một cách đáng kinh ngạc. Một phần nhờ vào tính năng “Selective Focus” của Samsung, lấy nét những vùng được chọn, từ đó Google đã có thể tận dụng để giảm dung lượng của hình ảnh đến mức tối đa có thể. Bạn có thể so sánh chi tiết hơn khi xem những hình ảnh bên dưới:
Có thể thấy những phần được lấy nét vẫn được hiển thị chi tiết, không có quá nhiều sự thay đổi trên bức ảnh. Các chi tiết ở khu vực được lấy nét cũng không có nhiều sự thay đổi khi phóng to ảnh ở mức 100%.
Nếu phóng to ở mức 622% thì người dùng sẽ có thể thấy đôi chút khác biệt về pixel ảnh giữa 2 chế độ. Nhưng liệu có bao giờ bạn phóng to ảnh ở mức này để xem có đẹp hay không?
Cùng thử với một bức ảnh khác trên chiếc Galaxy S8.
Tuy cùng độ phân giải, nhưng lần này, Google Photos ở chế độ “chất lượng cao” không chỉ giảm kích thước mà còn nén dung lượng của bức ảnh được đăng tải. Dung lượng của bức ảnh từ 7 MB đã được nén xuống còn 2.68 MB, với kích thước bức ảnh cũng giảm từ 3024 x 4032p (khoảng 12.9 MP) xuống còn 2268 x 3024p (khoảng 6.86 MP).
Những gì xảy ra đối với ảnh có dung lượng cao (lớn hơn 16 MP)
Thử nghiệm lần này sẽ sử dụng các bức ảnh được chụp bởi Huawei P10, với camera đơn sắc ở mặt lưng có độ phân giải 20 MP.
Sau khi được nén xuống từ 19.66 MP còn 16 MP, kích thước của hình ảnh ở chế độ “chất lượng cao” không bị giảm đi nhiều như trước. Các chi tiết trên ảnh cũng không mất đi nhiều sau khi đã nén dung lượng từ 8 MB xuống còn 3.95 MB.
Một thử nghiệm khác cũng với chiếc smartphone Huawei P10 này.
Hình ảnh cũng đã được giảm độ phân giải xuống còn 16 MP. Có thể thấy khi xử lý các hình ảnh có độ phân giải lớn hơn 16 MP thì Google Photos sẽ thay đổi tỉ lệ khung hình để giảm độ phân giải xuống hạn mức cho phép của mình.
Những gì xảy ra đối với hình ảnh định dạng RAW
Những hình ảnh được đăng tải lên Google Photos có định dạng RAW sẽ bị chuyển sang định dạng JPEGs, dù chúng có độ phân giải nhỏ hơn 16 MP. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi nhiều.
Ví dụ như hình ảnh được chụp bởi Huawei P10 có dung lượng 23 MB vơi định dạng DNG, kết quả sau khi đăng tải lên Google Photos thì ảnh này chỉ còn 820 KB vơi định dạng JPEG. Độ sắc nét và màu sắc của hình ảnh bị giảm đi rõ rệt mặc dù độ phân giải của chúng không thay đổi nhiều.
Sử dụng bản miễn phí có thực sự đáp ứng nhu cầu?
Nếu như bạn không bận tâm đến quá nhiều đến chất lượng hình ảnh mà chỉ cần có một nơi để có thể lưu trữ hình ảnh mình chụp được từ smartphone, gói “chất lượng cao” sẽ rất phù hợp. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc gói miễn phí sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc nén hình ảnh từ Google Photos. Đặc biệt nếu người dùng thường xuyên lưu trữ những hình ảnh với định dạng RAW thì hãy nên suy nghĩ thật kỹ nếu muốn lưu trữ với gói “Chất lượng cao” của Google Photos.