Những lưu ý quan trọng khi chọn học ngành Quản trị Kinh doanh

Quản trị Kinh doanh là một ngành hot trong những năm gần đây và dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ngay cả khi hàng loạt ngành học mới liên tục ra đời. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như lựa chọn chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp,… khi quyết định theo học Quản trị kinh doanh để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Cần có định hướng chuyên ngành rõ ràng

Quản trị Kinh doanh là một ngành học rất rộng, được chia thành nhiều chuyên ngành như Marketing, Tài chính, Nhân sự, Logistics… Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tiếp cận với tất cả các kiến thức liên quan đến ngành Quản trị Kinh doanh. Nếu không tìm hiểu kỹ các chuyên ngành và có sự định hướng của giảng viên, chuyên gia, sinh viên dễ rơi vào tình trạng mông lung, không tìm ra được lĩnh vực nào phù hợp nhất với bản thân.

Để tạo cho người học cơ hội được trải nghiệm và hiểu hơn về từng chuyên ngành, nhiều trường đại học đã đưa ra những định hướng cụ thể trong chương trình đào tạo. Chẳng hạn như trường Đại học CMC, ngành Quản trị kinh doanh được chia thành 3 định hướng Tài chính – Kế toán, Quản trị kinh doanh số, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, trường Đại học CMC cũng liên tục tổ chức các workshop, chương trình tham quan doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên nắm bắt được những vị trí việc làm thực tế sau khi ra trường.

Những lưu ý quan trọng khi chọn học ngành Quản trị Kinh doanh
Sinh viên cần được trải nghiệm môi trường doanh nghiệp từ sớm

Cạnh tranh cơ hội việc làm cao

Mỗi năm, các trường đại học, cao đẳng đào tạo hàng chục nghìn sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh. Điều này dẫn đến nguồn cung lao động dồi dào, tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về cơ hội việc làm cho các cử nhân mới ra trường. Cùng với đó, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tìm kiếm ứng viên với kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế.

Chính vì vậy khi quyết định theo học ngành Quản trị Kinh doanh, sinh viên cần có sự chủ động trong việc trau dồi kỹ năng mềm, tìm kiếm cơ hội thực tập. Bên cạnh đó việc lựa chọn một môi trường thuận lợi cho việc tích luỹ kinh nghiệm cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học CMC cho biết: “Với mạng lưới các đối tác trong nước và quốc tế đa dạng, rộng khắp như Tập đoàn Samsung, Microsoft,… và các công ty thành viên thuộc Tập đoàn CMC, nhà trường cam kết 100% cơ hội thực tập cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh.”

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, Trường Đại học CMC còn mang đến cho sinh viên chương trình phát triển kỹ năng PEP (Personal Edge Program), huấn luyện kỹ năng viết CV, phỏng vấn trong môi trường chuyên nghiệp,… Đây là những lợi thế cạnh tranh giúp cho các tân cử nhân Quản trị Kinh doanh tiếp cận với cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Cập nhật xu hướng công nghệ toàn cầu

Hiện nay, các sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), blockchain và big data đang được áp dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi nhân lực ngành Quản trị kinh doanh cần cập nhật liên tục, ứng dụng công nghệ giúp người học thích ứng được ngay khi tiếp cận môi trường làm việc.

Với mô hình trường Đại học số đầu tiên tại Việt Nam, trường Đại học CMC luôn đưa vào chương trình giảng dạy những ứng dụng công nghệ số mới nhất cho sinh viên như hệ thống AI Chatbot, MOOC (Massive Open Online Course), iLib (Thư viện), Edocman (Quản lý điều hành), LMS Canvas (Quản lý giảng dạy), Hệ thống thi trắc nghiệm ITEST, CSingleID,…

Những lưu ý quan trọng khi chọn học ngành Quản trị Kinh doanh
Sinh viên trường Đại học CMC tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023

Nhờ việc áp dụng các công nghệ mới, trường Đại học CMC đang tạo ra một môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến, giúp sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội trải nghiệm và thích ứng với những công cụ, nền tảng công nghệ hiện đại ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Năm 2024, Trường Đại học CMC (mã trường CMC) tuyển sinh 1350 chỉ tiêu cho 8 ngành đào tạo: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Marketing, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Nhật với 5 phương thức xét tuyển:

·      Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

·      Xét tuyển bằng học bạ.

·      Xét tuyển kết hợp học bạ với chứng chỉ quốc tế.

·      Xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế.

·      Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT và theo đề án tuyển sinh của Trường Đại học CMC.

 

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan