Thành phố tương lai: Mô hình làm việc tại gia (WFH) đã tạo ra những xu hướng nào cho cuộc sống đô thị?

Khủng hoảng khiến các quốc gia phải tìm kiếm những cơ hội mới, và việc chuyển sang mô hình làm việc tại gia (WFH) khi xảy ra đại dịch cũng không phải ngoại lệ. Mô hình này có khả năng đẩy nhanh các xu hướng cơ bản trong cuộc sống đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân thành phố.

Mặc dù đại dịch vẫn chưa kết thúc và không ai thực sự biết chắc điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới, nhưng chúng tôi tại Kaspersky vẫn tiếp tục quan sát những xu hướng mới nổi trong quá trình nỗ lực biến thế giới trở thành một nơi an toàn hơn thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo để bảo vệ an ninh mạng cho các thành phố, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong bài viết này, tôi chia sẻ quan điểm của mình về việc môi trường sống của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của làm việc từ xa; thế giới vật chất sẽ tương tác với thế giới ảo như thế nào; những công nghệ nào tạo ra các thay đổi này; và chúng ta có thể làm gì để bảo đảm quá trình này diễn ra an toàn.

Làm việc tại nhà: phong cách làm việc trong thời đại thông tin

Chưa khi nào trên thế giới lại có nhiều người dân cùng lúc phải đối mặt với hoàn cảnh giống nhau như lúc này, khiến cho đại dịch thực sự trở thành một “trải nghiệm” mang tính toàn cầu. Đã là năm thứ hai liên tiếp chúng ta chứng kiến xu hướng làm việc từ xa diễn ra hàng loạt. Chúng ta cũng chứng kiến sự thay đổi này đã tác động đến sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như thế nào, thương mại điện tử là một ví dụ, khi việc tiếp cận các cửa hàng truyền thống trở nên phức tạp hơn. Các biện pháp ứng phó đại dịch trên toàn thế giới đã khiến cho lượng bưu kiện gửi trực tuyến tăng lên đáng kể, điều này được minh chứng qua sự gia tăng của các dịch vụ giao hàng. Người dân đang dần quen với việc phải ở nhà nhiều hơn, vì vậy các cửa hàng không có nhân viên, dịch vụ giao đồ ăn và việc số hóa toàn bộ trải nghiệm mua bán sẽ tiếp tục phát triển, và thanh toán trực tuyến sẽ trở thành tiêu chuẩn mới.

Cuộc sống tại các đô thị có những sự khác biệt đáng kể về các mẫu hình làm việc, giải trí và tiêu dùng của người dân. Vì vậy, khi mà hầu hết chúng ta bắt đầu sống và làm việc tại nhà nhiều hơn, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tòa nhà thông minh và ngôi nhà thông minh. Những công nghệ này trước đó cũng đã được triển khai trong ngành bất động sản. Ngày nay, những sản phẩm dịch vụ như ổ khóa không chìa, thang máy điều khiển bằng giọng nói, dịch vụ phòng kỹ thuật số, dịch vụ công chứng từ xa và dịch vụ nhân viên hỗ trợ đỗ xe (valet parking) sẽ có giá trị cao hơn khi các công nghệ đem lại sự tiện lợi này được phổ biến rộng rãi tới gia đình người tiêu dùng. Sự gắn kết liên thông giữa thế giới số và thế giới vật lý này có thể được bảo mật thông qua các công nghệ áp dụng phương pháp tiếp cận ‘miễn dịch mạng’.

Thành phố tương lai: Mô hình làm việc tại gia (WFH) đã tạo ra những xu hướng nào cho cuộc sống đô thị?

Để bảo mật cá nhân cho ngôi nhà thông minh, cần đảm bảo một số các yếu tố an toàn nhất định – như xác định chính xác cấu hình mạng Wi-Fi trong nhà hoặc bảo vệ các thiết bị và bảng điều khiển bằng mật khẩu mạnh và duy nhất. Nhờ đó, kẻ tấn công sẽ không thể tìm được ‘chìa khóa’ nhà của người dùng bằng phương pháp brute force. Khi kỹ thuật số ngày càng thâm nhập sâu hơn vào cuộc sống, người tiêu dùng sẽ liên tục gây dựng các thói quen và áp dụng các biện pháp phòng ngừa mới. Theo nghiên cứu gần đây của Kaspersky, 48% người dùng trực tuyến bảo vệ mạng Wi-Fi bằng mật khẩu, 58% người dùng hiện đang sử dụng phần mềm bảo mật internet (không bao gồm phần mềm cài sẵn) và 65% người dùng đồng ý rằng phần mềm chống vi-rút là công cụ cần thiết để đảm bảo ‘vệ sinh kỹ thuật số’ – như rửa tay trước khi ăn.

Văn phòng: diện mạo của nơi làm việc tương lai 

Hàng triệu người lao động trí thức từng có thể làm việc ở mọi nơi thì giờ đây phải thiết lập một văn phòng ảo tại nhà, nơi họ có thể hoàn toàn tập trung cho công việc. Khi chế độ làm việc kết hợp bắt đầu được xem xét trên khắp thế giới, phần lớn người lao động có thể chỉ phải đến văn phòng 2 hoặc 3 ngày/tuần. Điều này sẽ tác động đến cách bố trí mặt sàn của các bất động sản thương mại. Văn phòng sẽ có bố trí mở với các phòng họp, phòng làm việc cá nhân nhỏ, bàn làm việc tạm thời và không gian làm việc chung.

Người lao động được hưởng nhiều lợi ích từ hình thức làm việc kết hợp này, chẳng hạn như tiết kiệm tiền thuê địa điểm, chi phí quản lý thấp, môi trường làm việc theo yêu cầu và không phải mất thời gian tới nơi làm việc. Với mô hình không gian làm việc dạng ‘pop-up’ này, bất kỳ ai mong muốn đều có thể làm việc trực tuyến. Tuy nhiên, nhu cầu sắp xếp hỗ trợ từ CNTT sẽ tạo thêm gánh nặng cho nhân viên. Một lời khuyên đơn giản cho mô hình này là khuyến nghị bật chức năng VPN – bất kể bạn đang làm việc tại nhà hay trên mạng Wi-Fi công cộng – để bảo vệ dữ liệu, ẩn địa chỉ IP và đảm bảo các hành động trực tuyến không bị nghe trộm.

Thành phố: cách môi trường sống sẽ thay đổi

Câu chuyện về ‘cái chết của vùng ngoại ô’ đã được  các nhà nhân khẩu học và xã hội học nhắc đến nhiều lần. Nhưng vì đại dịch COVID-19, chúng ta hiện đang quan sát thấy quá trình phi đô thị hóa và quay trở lại cuộc sống ngoại ô, khi hàng triệu người đã bắt đầu đổi căn hộ của họ trong các khu phố đông đúc ở trung tâm thành phố lấy các địa điểm ngoại thành vắng vẻ, nhiều cây cối. Đồng thời, các Thị trấn ‘làm việc qua Zoom’ đang thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông, khi các địa điểm nghỉ dưỡng trở thành điểm nóng bất động sản vì người lao động muốn thoát khỏi các thành phố đông đúc tới làm việc tại vị trí lý tưởng với họ.

Tuy nhiên, một kết luận khác được rút ra từ đại dịch là chúng ta mong muốn được gặp mặt trực tiếp, bởi vì giao tiếp và chung sống là bản chất của con người. Mọi người muốn đi đến các quán bar và nhà hàng, họ cần được tiếp xúc bằng ánh mắt tại các cuộc họp và cần cảm thấy được kết nối với đồng nghiệp để làm việc hiệu quả. Chính vì thế mà các thành phố lớn vẫn luôn là điểm đến được ước muốn.

Diện mạo của các thành phố trong tương lai của chúng ta không thường xuyên thay đổi nhưng một số xu hướng đô thị mới vừa xuất hiện vào năm ngoái. Ví dụ, khái niệm về thành phố 15 phút đã trở thành hiện thực, nơi người dân có thể chỉ cần đi bộ một quãng ngắn là có thể tiếp cận các nhu cầu hàng ngày hoặc tận hưởng không khí trong lành trong bối cảnh làm việc từ xa. Các trung tâm thương mại khổng lồ đã nhường chỗ cho các cửa hàng tạp hóa địa phương. Với mô hình này, thay vì phải lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, người dân chỉ cần đi xe đạp để tới nơi. Cuối cùng, người dân có thể dành nhiều thời gian hơn ở nơi cư trú, phân cấp ưu tiên nhu cầu cuộc sống của mình theo thu nhập, cơ sở hạ tầng thương mại, khả năng giải trí, công viên hoặc bất cứ điều gì quý giá nhất với họ.

Trên đây là những xu hướng dài hạn của đô thị. Những thói quen hình thành sau đại dịch có thể sẽ định hình diện mạo của các khu dân cư trong tương lai, để các khu dân cư này có thể đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích cuộc sống thành phố trong môi trường thân thiện với gia đình. Các khu dân cư này sẽ là loại hình bất động sản hỗn hợp, kết hợp nhà ở với văn phòng, cây trồng trên mái nhà và ngoài ban công, có sân rộng và các khu vui chơi trẻ em, nhà hàng và các cửa hàng bán lẻ.

Khi quy hoạch môi trường sống, chủ đầu tư cần cung cấp cho người dân cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội giao tiếp và giải trí, nâng cao ý thức cộng đồng và đầu tư vào phát triển con người và sức khỏe. Các công nghệ như làm vệ sinh không gian công cộng, cho phép kiểm soát ra vào không tiếp xúc, hoặc chuyển đổi việc đi du lịch khi có lệnh giãn cách xã hội nhờ các chuyến đi qua VR và AR có thể giúp chúng ta tiến gần hơn tới tương lai của ngôi nhà và thành phố thông minh. Với sứ mệnh mang tới tương lai, công ty chúng tôi tin tưởng rằng có thể mang lợi ích của công nghệ tới cho mọi người, đồng thời bảo đảm rằng quá trình này sẽ được các giải pháp an ninh mạng bảo vệ.

Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây