Nếu như cài Windows qua máy ảo thì bạn phải chia sẻ cấu hình máy Mac với máy Win ảo, thì cài Windows bằng công cụ BootCamp sẽ tận dụng được toàn bộ phần cứng của máy. Nhưng nhược điểm là nếu muốn chuyển đổi giữa 2 hệ điều hành thì phải Restart lại máy nên tuỳ vào mục đích sử dụng, các bạn có thể lựa chọn việc cài Windows bằng BootCamp hoặc chạy máy ảo.
Trong bài này mình chỉ hướng dẫn các bạn cài Windows bằng công cụ BootCamp
Trước khi cài mình có tip nhỏ cho các bạn nào muốn chia thêm ổ Data (Vd: 1 ổ Mac, 1 ổ Win, 1 ổ Data)
- Để chia được 3 phân vùng Mac – Win – Data được ổn định, các bạn nên xoá ổ Recovery ( ổ này nó ẩn, nên bình thường sẽ không thấy )
Mở Terminal, nhập “diskutil list“ - Bạn xem IDENTIFIER của phân vùng có tên “Recovery HD“. Của mình là “disk0s3“, nó nằm ngay sau disk0s2, tiếp theo là xoá nó
Nhập “sudo diskutil erase Volume JHFS+ noname disk0s3“, điền mật khẩu máy. - Bây giờ Finder của bạn có thêm 1 phân vùng là “noname”, bạn mở Disk Utilities và sẽ thấy phân vùng “noname” có dung lượng 790MB, bạn có thể xóa đi bằng cách chọn Ổ cứng của bạn > Chọn tab Partition -> chọn phân vùng noname ở bên phải -> ấn dấu trừ để xóa phân vùng này -> Kéo cho phân vùng Macintosh HD dài xuống hết cỡ để chiếm lấy dung lượng vừa xóa -> Bấm Apply là xong
- Các bạn nên xoá ổ Recovery trước khi cài Windows
A. Chuẩn bị :
– File cài Windows 10 iso và 1 USB 8GB để tạo bộ cài Windows
B. Tiến hành:
1. Tạo bộ cài Windows 10
– Mở công cụ BootCamp Assistant
– Chọn Create a Windows 8 or later install disk
– Chọn tải Driver từ Apple ( dòng thứ 2 ), Continue
– Chon file Windows iso và USB , Continue
Các bạn chờ BootCamp làm nốt công việc còn lại
2. Cài đặt Windows
– Cũng trong BootCamp Assistant, chọn Install Windows 8 or later version
– Sau khi chia dụng xong, chọn Install, máy sẽ tự động boot vào Win
– Các bạn có thể làm theo như trong hình sau
– Các bạn chon Partition 4 BootCamp ( của mình là Partition 4 ) , chọn Format, Next