HP Inc. công bố những kết quả mới nhất của Chương trình Chống hàng giả và Gian lận (Anti-Counterfeiting and Fraud, viết tắt là ACF). Theo đó, xuyên suốt 8 tháng vừa qua, ACF đã thu giữ 2,5 triệu đô la Mỹ hàng giả và tiêu hủy 12,800 trang web hàng giả trực tuyến trên khắp các quốc gia Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.
Thấu hiểu những rủi ro ngày càng tăng cao khi người tiêu dùng dần chuyển sang mua sắm trực tuyến, HP mở rộng những nỗ lực rà soát của chương trình ACF sang không gian bán lẻ này để bảo vệ lợi ích chính đáng của đối tác và người tiêu dùng. Tại Việt Nam, khoảng 36,000,000 VND sản phẩm giả đã bị thu giữ và 95 trang mua sắm hàng giả trực tuyến đã bị tiêu hủy.
Kinh doanh hàng giả, hàng nhái là một vấn nạn đã và đang phát triển trong vài năm gần đây, chiếm tới ít nhất 3.3% thương mại toàn cầu. Ở Đông Nam Á, phạm vi kinh doanh hàng giả ở chợ đen đã được các tổ chức tội phạm mở rộng, với các mặt hàng đa dạng từ mực in, vật tư in ấn, phụ tùng ô tô đến túi xách hay rượu, đạt giá trị ước tính lên tới 35.9 tỷ USD mỗi năm.
Riêng ở Việt Nam, năm 2019, các cơ quan chức năng đã xử lý hơn 90,000 trường hợp gian lận thương mại, ước thu nộp ngân sách gần 670 tỷ đồng (28.96 triệu USD), tăng đến 7,700 trường hợp và 180 tỷ đồng (7.78 triệu USD) tiền phạt so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng giả được kinh doanh đa dạng, tập trung vào các sản phẩm rượu, trà, túi xách và vật tư in ấn. Nguồn lực hạn chế và sự thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ từ các cơ quan thực thi pháp luật là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đồng thời, quá trình xác định và kiểm tra các sản phẩm giả hiện đang hao tổn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý thị trường, cũng như hao tốn chi phí và gây thiệt hại từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Sản phẩm in làm giả đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Sử dụng mực giả là nguyên nhân dẫn đễn việc hỏng hóc của các thiết bị in ấn, đồng thời làm mất đi quyền lợi bảo hành từ nhà sản xuất đối với phần cứng của thiết bị. Không dừng lại ở đó, điều này còn gián tiếp dẫn đến sụt giảm doanh thu và làm gia tăng thời gian chết (khoảng thời gian không cần thiết) cho doanh nghiệp.
ACF là một trong những nỗ lực của HP để chống lại nạn sản xuất và phân phối mực in phun và mực in laser giả. Không chỉ nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng của thị trường mua bán mực in giả, chương trình còn bảo vệ sự an toàn và danh tiếng, giúp các đối tác, người tiêu dùng và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đảm bảo vận hành liền mạch với những nguồn lực được kiểm soát chặt chẽ hơn.
Để truy lùng các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, HP đã rà soát hàng triệu trang web buôn bán trực tuyến trên khắp Đông Nam Á và Hàn Quốc và kiểm tra nếu các đơn vị này vi phạm bản quyền hình ảnh hoặc không có nhận dạng thương hiệu và các kí hiệu độc quyền của hãng. Thông qua hoạt động này, những người bán giả danh đối tác ủy quyền và lừa dối khách hàng sẽ bị phát hiện. Thông tin về những đơn vị bán hàng giả sẽ được báo cáo và đăng tải trên các sàn thương mại điện tử và ngay lập tức bị xóa sổ. Đồng thời, các đối tác trực tuyến được ủy quyền cũng hợp tác chặt chẽ với HP để tăng cường bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, khẳng định nguồn gốc hàng chính hãng, giúp người dùng nâng cao nhận thức và hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm mực in phun và mực in laser giả.
Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020, hơn 12,800 đơn vị kinh doanh hàng giả đã bị xóa sổ trên khắp Đông Nam Á và Hàn Quốc, trong đó 95 đơn vị từ Việt Nam. Chương trình giúp giảm nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái trực tuyến cho đối tác và người tiêu dùng.
Thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra và truy quét, HP luôn đấu tranh để giảm tỉ lệ hàng giả, hàng nhái trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuyên suốt 20 năm qua, HP đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hàng loạt cuộc kiểm tra, tịch thu và bắt giữ những đơn vị kinh doanh hàng giả, hàng nhái trực tiếp và trực tuyến trên khắp các quốc gia Đông Nam Á và Hàn Quốc. Trong 8 tháng qua, 72 người kinh doanh hàng giả đã bị bắt trong các cuộc truy quét và kiểm tra tại địa phương. Các sản phẩm bị tịch thu bao gồm nhiều thùng mực đã và đang thành phẩm cùng hàng loạt bao bì và nhãn mác giả mạo.
Bên cạnh các hoạt động kiểm tra và tịch thu hàng giả, HP còn cung cấp chương trình Kiểm tra Quá trình Giao hàng Customer Delivery Inspection (CDI) dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, giúp họ thắt chặt việc quản lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Theo đó, khách hàng có thể tự bảo vệ mình bằng cách yêu cầu kiểm tra CDI miễn phí tại website www.hp.com/anticounterfeit khi nghi ngờ nhận được các sản phẩm mực in giả từ những người bán không được ủy quyền. Đồng thời, HP cũng chủ động bảo vệ đối tác và người tiêu dùng khỏi các nguồn cung cấp mực in trái phép với chứng chỉ Kiểm toán Bảo vệ Đối tác Channel Partner Protection Audits (CPPA). Vượt qua kì kiểm tra CPPA năm nay, 187 đối tác cung cấp mực in HP có thể tự tin làm việc với khách hàng của họ. Với những nỗ lực này, HP mong rằng, những khách hàng và đối tác của mình có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng mực in 100% chính hãng từ HP.
Để mua những sản phẩm mực in chính hãng từ HP, các công ty có thể thực hiện theo một số hướng dẫn đơn giản sau:
- Xác thực mua hàng qua thiết bị di động bằng cách quét mã QR trên bao bì
- Xác minh tính chính hãng của sản phẩm trực tuyến tại hp.com/go/ok bằng cách nhập số sê-ri sản phẩm
- Nghiêng nhãn bảo mật để kiểm tra hình ảnh ba chiều trên nhãn niêm phong bảo mật
- Cảnh giác với các phương thức bán hàng không rõ ràng và chỉ mua từ các nhà phân phối/đại lý được HP ủy quyền
- Nêu rõ yêu cầu mua sản phẩm HP chính hãng khi mua hàng.