Hội thảo phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022

Đổi mới giáo dục – vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, Bộ GDĐT đã và đang áp dụng nhiều phương pháp giáo dục đổi mới với chương trình hành động cụ thể để thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu và cách thực học tập hiện nay, khi nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nhân lực, phát triển con người.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng và chính thức được áp dụng từ năm học 2020-2021 xuất phát từ chính nhu cầu giáo dục thời đại mới này với mục tiêu: Đổi mới CĂN BẢN, TOÀN DIỆN từ mục tiêu, nội dung cho đến PHƯƠNG PHÁP ᴠà HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC theo уêu cầu PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT & NĂNG LỰC HỌC SINH.

Hội thảo phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022

Với mong muốn đồng hành cùng ngành Giáo dục, góp phần lan tỏa những phương pháp giúp đổi mới việc dạy và học, tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, hình thành các năng lực và phẩm chất ở học sinh, năm 2022, Đài THVN và Viện Kỉ lục Việt Nam sẽ tổ chức một sân chơi cho học sinh phổ thông trên cả nước với tên gọi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022 – Vietnam Mindmap Championship 2022”. Hội thảo “Phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” là một trong các chuỗi sự kiện góp phần lan tỏa phương pháp học bằng cách sơ đồ hóa tư duy đến gần hơn với học sinh và thầy cô trên cả 3 miền của Việt Nam.

Việc học được bao nhiêu kiến thức không quan trọng bằng việc có phương pháp học tốt. Phương pháp Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc, tạo tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.

Hội thảo phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022

Phương pháp Sơ đồ tư duy kể từ thời điểm xuất hiện đã thúc đẩy làn sóng cách mạng học tập trên thế giới. Còn ở Việt Nam, năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam, GS Tony Buzan – cha đẻ của phương pháp này đã có cuộc trò chuyện trên chương trình Người đương thời của Đài Truyền hình Việt Nam về “Đánh thức tiềm năng sáng tạo và đổi mới”. Từ thời điểm đó, nhu cầu tìm hiểu về sơ đồ tư duy cùng các công cụ tư duy khác trong làn sóng cách mạng học tập đã lan tỏa rộng hơn. Hiện nay, nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng Sơ đồ tư duy cho việc đổi mới việc dạy và học, và đã nhận được nhiều phản ứng tích cực về tính hiệu quả.

Tại hội thảo lần này, đại diện phía Bộ GDĐT, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Tiểu học – Bộ GDĐT có một bài tham luận chia sẻ về: Tầm quan trọng của “Phương pháp Tổ chức các hoạt động dạy học hình thành kỹ năng học tập” cho học sinh Tiểu học trong đổi mới giáo dục. Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học như thế nào để giúp học sinh hình thành và đạt được các năng lực, kỹ năng học tập cần thiết.”

Về phía Viện Kỷ lục Việt Nam, Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong – Viện phó Viện Kỷ lục Việt Nam – Chủ tịch Tổ chức Trí nhớ Việt Nam – Trọng tài quốc tế Hội đồng trọng tài Siêu trí nhớ Thế giới có bài chia sẻ lý do vì sao Sơ đồ tư duy được xem là một công cụ về phát triển tư duy và vẽ Sơ đồ tư duy là kỹ năng cần thiết cho học sinh, cũng như kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học.

Hội thảo phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022
Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong – Viện phó Viện Kỷ lục Việt Nam – Chủ tịch Tổ chức Trí nhớ Việt Nam – Trọng tài quốc tế Hội đồng trọng tài Siêu trí nhớ Thế giới

Một số thông tin khoa học được trích dẫn trong bài chia sẻ của kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong:

  • Thông tin hình ảnh đi vào não nhanh hơn gấp 60,000 lần thông tin dạng văn bản. Điều đó không có nghĩa chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của văn bản. Kết hợp hình ảnh và văn bản, mức độ hấp thụ sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó 90% thông tin mà não bộ xử lý thực sự là hình ảnh.
  • 45% sợi thần kinh được kết nối với võng mạc
  • Trẻ từ 4-10 tuổi vốn dĩ đã tư duy bằng hình ảnh, nên điều duy nhất chúng ta cần tác động đó là tiếp tục phát huy tư duy đó của các con.
  • Trẻ từ 11-18 tuổi: Tư duy hình ảnh ít đi, sử dụng bán cầu não trái nhiều hơn, bắt đầu có những căng thẳng, mệt mỏi với mớ bài vở liên tục, học sáng, học chiều, học tối…
  • Sinh viên và người đi làm: trên 18 tuổi: Teamwork cũng là một hoạt động thường niên với sinh viên đại học hay bước chân vào công sở, các vấn đề trong lập kế hoạch mục tiêu và thực tế thực hiện, làm việc nhóm, phân công việc, kiểm tra, chuẩn bị trước buổi họp, xây dựng ý tưởng… Khi đó các phương pháp như Sketchnotes, Brain Storming, Mindmap trong tư duy hình ảnh có thể giúp bạn thực hiện tốt tất cả những điều trên!

Về phía Đài Truyền hình Việt Nam, bà Nhật Hoa, Phó Trưởng Ban Khoa Giáo – Đài THVN có bài tham luận chia sẻ về chủ đề “Sân chơi học tập trên truyền hình – Giải pháp hiệu quả giúp học sinh tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới”. Trong những năm qua, Đài THVN tự hào là cơ quan báo chí đi đầu trong việc tổ chức các cuộc thi kiến thức, giáo dục uy tín dành cho học sinh, sinh viên cả nước, trong đó nhiều chương trình đã tạo được uy tín và duy trì thương hiệu như: “Đường lên đỉnh Olympia”, “Kính Vạn Hoa”, “7 sắc cầu vồng”, “Sáng tạo robot Việt Nam”, “Chinh phục”, “Trạng nguyên nhí”, “Rung chuông vàng”… Những cuộc thi này đã thu hút rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên tham dự, không chỉ tạo nên những sân chơi hấp dẫn cho các bạn trẻ mà còn góp phần tạo nên những phong trào học tập sôi nổi trong các trường học.

Hiện nay công tác tổ chức và tìm kiếm các đội chơi tài năng, các cá nhân xuất sắc đang được BTC nhanh chóng triển khai. Để cuộc thi được tổ chức thành công, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo thí sinh cả nước, rất cần sự hỗ trợ, chỉ đạo và hướng dẫn từ các cấp từ Trung ương đến địa phương, lãnh đạo các trường trên cả nước cùng hưởng ứng để Cuộc thi trở thành phong trào hiệu quả, sân chơi trí tuệ bổ ích, sôi nổi không chỉ cho học sinh mà còn cho các giáo viên cũng như nhà trường. Ngoài ra, sân chơi này cũng rất cần có sự đồng hành, hướng dẫn của cả các thầy cô giáo để phong trào học tập có thể phát triển sâu rộng ngay trong từng tiết học.                      

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO TẠI 3 MIỀN

Các nội dung

 Các buổi Hội thảo

Hội thảo 1

Hội thảo 2

Hội thảo 3

Đơn vị tổ chức

Đài Truyền hình Việt Nam – Bộ Giáo dục Đào tạo

Nội dung Hội thảo

Phát triển tư duy hình ảnh cho học sinh thông qua sân chơi 

SƠ ĐỒ TƯ DUY VIỆT NAM 2022 – VIETNAM MINDMAP CHAMPIONSHIP 2022”

Địa phương (dự kiến)

Đà Nẵng

Hải Phòng

Cần Thơ

Thời gian (dự kiến)

17/5/2022

24/5/2022

31/5/2022

Hình thức tổ chức

Trực tiếp tại 1 điểm cầu/ địa phương

Trực tuyến tại các điểm cầu quận/ huyện của các tỉnh/ thành phố

Đối tượng tham gia

Hình thức trực tiếp:

· Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Trưởng phòng Giáo dục Trung học ở các địa phương và Hiệu trưởng các trường phổ thông tại địa phương có điểm cầu chính.

Hình thức trực tuyến:

· Hiệu trưởng các trường phổ thông chia theo 3 khu vực (Bắc, Trung, Nam): tổ chức theo hình thức điểm cầu chính tại Đà Nẵng (miền Trung), Hải Phòng (miền Bắc) và Cần Thơ (miền Nam), mời các thầy/ cô Hiệu trưởng tới dự các các điểm cầu quận/ huyện của các tỉnh/ thành phố theo khu vực.

 

Khu vực miền Trung:

§ Đà Nẵng

§ Quảng Bình

§ Quảng Trị

§ Thừa Thiên Huế

§ Gia Lai

§ Kontum

§ Đắk Lắk

§ Lâm Đồng

§ Đắk Nông

§ Quảng Nam

§ Quảng Ngãi

§ Bình Định

§ Phú Yên

§ Khánh Hòa

§ Ninh Thuận

§ Bình Thuận

Khu vực miền Bắc:

§ Hà Nội

§ Hải Phòng

§ Quảng Ninh

§ Vĩnh Phúc

§ Bắc Ninh

§ Hưng Yên

§ Hà Nam

§ Hải Dương

§ Thái Bình

§ Nam Định

§ Ninh Bình

§ Lai Châu

§ Lào Cai

§ Điện Biên

§ Yên Bái

§ Sơn La

§ Hòa Bình

§ Hà Giang

§ Cao Bằng

§ Tuyên Quang

§ Bắc Kạn

§ Lạng Sơn

§ Thái Nguyên

§ Bắc Giang

§ Phú Thọ

§ Thanh Hóa

§ Nghệ An

§ Hà Tĩnh

Khu vực miền Nam:

§ TP Hồ Chí Minh

§ Bình Dương

§ Bình Phước

§ Tây Ninh

§ Đồng Nai

§ Bà Rịa – Vũng Tàu

§ Long An

§ Đồng Tháp

§ Tiền Giang

§ Bến Tre

§ An Giang

§ Cần Thơ

§ Vĩnh Long

§ Trà Vinh

§ Kiên Giang

§ Hậu Giang

§ Sóc Trăng

§ Bạc Liêu

§ Cà Mau

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan