Một nghiên cứu mới do Lenovo và Microsoft tài trợ đã chỉ ra rằng, sau hơn một năm các trường chuyển sang mô hình lớp học ảo, cả học sinh và giáo viên đều thấy được tiềm năng to lớn của việc học trực tuyến, nhưng chỉ mới bắt đầu khai thác lợi thế của nó. Không phải thiếu kỹ năng làm chủ công nghệ, mà việc ít ứng dụng những giải pháp sẵn có cũng như khó khăn xã hội do học tập từ xa bị kéo dài chính là những rào cản lớn nhất khiến mô hình học trực tuyến khó đạt hiệu quả cao.
Trong tháng 5 năm 2021, hai hãng nghiên cứu thị trường YouGov và Terrapin đã tiến hành khảo sát trên 3.400 học sinh, phụ huynh và giáo viên ở 12 thị trường thuộc Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 215 học sinh và 15 giáo viên ở Việt Nam, về đánh giá của họ đối với việc học trực tuyến kể từ khi đại dịch bắt đầu, đồng thời tìm hiểu cách thức công nghệ ngày càng gắn kết với học sinh cũng như hỗ trợ việc học tập.
Amar Babu, Chủ tịch Lenovo Châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Với việc các trường học bị đóng cửa ở nhiều quốc gia để đảm bảo an toàn trong năm 2020, các giáo viên, phụ huynh và học sinh bắt đầu phải làm quen với các công nghệ giáo dục mới. Nghiên cứu này đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cách thức giáo viên, phụ huynh và học sinh đã thích nghi với học trực tuyến trong đại dịch, những thách thức thực sự và giải pháp nào có thể được triển khai nhằm giúp cho công nghệ giáo dục hiệu quả hơn.”
Larry Nelson, Tổng Giám đốc phụ trách mảng Giáo dục của Microsoft Châu Á, nói: “Ngày nay, công nghệ đã trở thành yếu tố vô cùng cần thiết trong việc tạo điều kiện cho giảng dạy và học tập giữa học sinh và giáo viên. Bất chấp những khó khăn gặp phải trong năm qua, chúng tôi rất ấn tượng về khả năng phục hồi và thích ứng của học sinh và giáo viên khi các lớp học được chuyển từ mô hình truyền thống sang môi trường ảo. Trong tương lai, rõ ràng những sáng tạo công nghệ sẽ tiếp tục giúp chuyển đổi trải nghiệm học tập, và chúng tôi cam kết hỗ trợ ngành giáo dục thông qua trang bị cho họ các công cụ và giải pháp phù hợp với thời đại giáo dục mới.”
Công nghệ trong giáo dục là điều tất yếu trong năm vừa qua
Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 80% học sinh và 95% giáo viên đã tăng cường sử dụng công nghệ trong năm vừa qua, trong đó 68% học sinh và 85% giáo viên đã chi nhiều tiền hơn cho công nghệ so với năm trước. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục, với 66% học sinh và 86% giáo viên dự kiến sẽ tăng chi tiêu của họ cho công nghệ giáo dục trong năm tới.
Các giáo viên và học sinh đã có những ý kiến khác nhau về tác động của các lớp học trực tuyến đối với hoạt động giáo dục. Các giáo viên có những phản hồi tương đối tích cực về hiệu suất giảng dạy trực tuyến của họ, với 59% tin tưởng rằng hiệu suất đã được cải thiện và 24% tin rằng nó được duy trì. Tuy nhiên, có nhiều đánh giá khác nhau từ học sinh: khoảng 1/3 học sinh tin rằng kết quả học tập của họ đã được cải thiện, 1/3 khác cho rằng nó vẫn giữ nguyên trong suốt thời gian học trực tuyến và 1/3 còn lại tin rằng hiệu suất học tập của họ đã bị giảm sút.
Khả năng tiếp cận và sự thuận tiện là lợi thế quan trọng của học trực tuyến
Các học sinh cho rằng, khả năng tiếp cận (63%) và tính linh hoạt (50%) là những lợi thế chính của học trực tuyến, bao gồm khả năng truy cập nhiều loại nội dung và tài liệu từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, 62% học sinh và 67% giáo viên đánh giá cao sự thuận tiện của việc loại bỏ nhu cầu di chuyển.
Trong khi đó, 64% giáo viên nêu bật lợi thế của việc tập trung các tài liệu giảng dạy trong một tài nguyên trực tuyến dễ truy cập như “Microsoft Teams for Education”, cùng với 50% đồng ý với thực tế rằng học tập trực tuyến khuyến khích sự mô hình học tập cộng tác, và cho phép việc học tập và hỗ trợ được cá nhân hóa hơn.
Học sinh và giáo viên biết họ muốn gì – nhưng chỉ mới bắt đầu tận dụng các giải pháp hiện có
Học sinh và phụ huynh của họ cho biết điều “cực kỳ quan trọng” là công nghệ của họ đảm bảo tính bảo mật (50%), quyền riêng tư (52%), hiệu suất linh hoạt (26%) và giá trị liên tục (29%). Chỉ 17% coi việc một giải pháp công nghệ có chi phí thấp nhất là cực kỳ quan trọng.
Các giáo viên cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật dành riêng cho giáo dục (75%) và quyền riêng tư dữ liệu (79%), bên cạnh việc coi các tính năng cộng tác (64%), công cụ đánh giá học sinh (63%), dễ dàng sử dụng (59%) và các tính năng dễ truy cập (53%) là cực kỳ quan trọng.
Mặc dù 72% học sinh sử dụng máy tính xách tay như Lenovo Yoga và 29% sử dụng máy tính bảng như Lenovo M series để học tập trực tuyến, chỉ một số ít sử dụng bộ giải pháp học tập đầy đủ: 38% học sinh sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến (video conference) như Microsoft Teams, 20% sử dụng tính năng chia sẻ tài liệu trên đám mây và 14% sử dụng các tệp truy cập từ xa. Khoảng 15% học sinh có quyền truy cập vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến.
Gần 95% các giáo viên đã sử dụng máy tính xách tay như Lenovo ThinkPad cho việc giảng dạy hàng ngày của họ. Trong khi 76% có sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến, thì chỉ 56% sử dụng tính năng chia sẻ tài liệu trên đám mây và 36% sử dụng các tệp tài liệu truy cập từ xa. Khoảng 66% sử dụng một hệ thống quản lý học tập trực tuyến. Ngoài ra, 34% đã sử dụng nền tảng thực tế ảo như Lenovo ThinkReality.
Học sinh và giáo viên tìm cách giải quyết vấn đề với hỗ trợ của công nghệ nhưng sự phân tâm, tính tương tác cũng như sự cô lập xã hội chính là rào cản
Khoảng cách vật lý không ngăn cản học sinh hoặc giáo viên nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết khi học trực tuyến; mặc dù nhiều nhóm hỗ trợ kỹ thuật của trường học đã không thể ứng phó với nhu cầu biến động, học sinh và giáo viên đã tìm thấy các nguồn hỗ trợ thay thế. 33% học sinh sẽ nhờ bạn cùng lớp, bạn bè hoặc thành viên trẻ hơn trong gia đình giúp đỡ thay vì đến gặp nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của trường (15%). Tương tự, 47% giáo viên tìm đến nhóm hỗ trợ công nghệ của trường để giải quyết vấn đề của họ, nhưng 32% chỉ đơn giản là cố gắng tự tìm câu trả lời, 31% hỏi một giáo viên khác và ít nhất 11% tham khảo ý kiến của một thanh thiếu niên bên cạnh.
Khoảng 14% giáo viên đã sử dụng thiết bị như một dịch vụ (DaaS). DaaS cung cấp mô hình dựa trên thuê bao, bao gồm máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng, hỗ trợ kỹ thuật, phần mềm và dịch vụ quản lý.
Xét về khía cạnh xã hội, học sinh và giáo viên đã nhận ra được những rào cản lớn nhất đối với việc học trực tuyến. Hơn 60% học sinh và giáo viên cho biết các mối quan hệ xã hội trong thời gian học trực tuyến trở nên lỏng lẻo. Bốn thách thức hàng đầu được học sinh và phụ huynh liệt kê là sự phân tâm khi ở nhà (54%), ít động lực để tham gia các lớp học trực tuyến tại nhà (48%), thiếu phản hồi và tương tác ngay lập tức với giáo viên/bạn cùng lớp (46%) và việc tách biệt với xã hội hoặc khó gặp gỡ mọi người (41%).
Trong khi các ứng dụng họp trực tuyến cung cấp nhiều cách để tương tác theo thời gian thực, thì việc tham dự tất cả các lớp học thông qua màn hình là một thách thức đối với học sinh. 75% giáo viên coi “học sinh bị phân tâm hoặc mất tập trung trong các buổi học trực tuyến” là một trong những rào cản lớn đối với việc học trực tuyến.
Các mô hình thuê bao mới, cộng tác thông minh hơn và các thiết bị sẽ khai phá tiềm năng của học trực tuyến
Ông Amar Babu chia sẻ thêm: “Những gì chúng tôi thấy từ nghiên cứu này là có nhiều lợi ích to lớn từ công nghệ giáo dục, nhưng học sinh và giáo viên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nó. Cả học sinh và giáo viên đều đang tìm kiếm phương pháp học tập có tính cộng tác và cá nhân hóa – sử dụng các công nghệ có thể khiến họ gắn kết với giờ học, chia sẻ tài liệu và tương tác với nhau. Lenovo đi đầu trong các công nghệ này, với các tính năng tích hợp sẵn ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mang tới các cơ hội tương tác trực tuyến cũng như đảm bảo tính tiện lợi và tin cậy.”
Khi thế giới thích nghi với những bình thường mới, thì giáo dục cũng đang bước vào một kỷ nguyên giảng dạy và học tập mới. Các công nghệ tiên tiến đang cho phép học sinh trải nghiệm cách thức học tập toàn diện mới với các ứng dụng trong thế giới thực, đồng thời trao quyền cho các giáo viên để giúp học sinh tiếp tục học tập thông qua các phương pháp mới khác nhau, cho dù họ ở đâu.