Elon Musk công bố dự án tích hợp chip xử lý vào não bộ người

neuralink

Công ty Neuralink công bố dự án phát triển đầy tính tham vọng của mình, về việc cấy ghép chip vào não bộ của con người. Dự án này được đánh giá mang tính viễn tưởng cao, giống như được lấy ra từ cuốn tiểu thuyết “Neuromancer” của William Gibson. Mục tiêu của dự án này là cấy ghép chip vào những người đang bị liệt, giúp họ có thể điều khiển điện thoại hoặc máy tính. 

Ưu điểm lớn của con chip này là đã được giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ của con người so với các thiết bị đang được sử dụng hiện nay. Theo công bố của Elon Musk và Neuralink, con chip này có khả năng truyền tải một lượng lớn dữ liệu thông qua những sợi dây dẫn của mình. Con chip này sẽ bao gồm 3,072 điện cực được truyền tải bởi 96 sợi dây dẫn. Mỗi dây dẫn có độ dày từ 4 – 6 μm (1/4 độ dày của sợi tóc). Ngoài việc phát triển các sợi dây dẫn, thành công lớn khác của Neuralink chính là chiếc máy “khâu chip”. 

neuralink
Neuralink vẫn đang tiến hành thử nghiệm trên chuột.

Musk đã có một bài thuyết trình về nghiên cứu Neuralink vào tối thứ ba, mặc dù ông nói rằng đó không phải là đơn giản chỉ là một bài phát biểu. Lý do chính để thực hiện bài thuyết trình này là tuyển dụng, ông Musk Musk nói, và mong muốn sau buổi thuyết trình của mình sẽ có nhiều nhân tài tham gia dự án. Max Hodak, chủ tịch Neuralink, cũng bước lên sân khấu và thừa nhận rằng ban đầu ông không chắc chắn “công nghệ này là một ý tưởng tốt,” nhưng Musk đã thuyết phục ông rằng đó là điều có thể thực hiện.Trong tương lai, các nhà khoa học từ Neuralink hy vọng sẽ sử dụng chùm tia laser để xuyên qua hộp sọ, thay vì khoan lỗ như hiện nay. Các thí nghiệm ban đầu sẽ được thực hiện bởi các nhà thần kinh học tại Đại học Stanford, theo báo cáo đó. Họ hy vọng sẽ có thử nghiệm trên một bệnh nhân người vào cuối năm tới.

neuralinkNgười bị liệt đầu tiên nhận được cấy ghép não cho phép anh ta điều khiển con trỏ máy tính là Matthew Nagle. Vào năm 2006, Nagle bị chấn thương cột sống, và chỉ chơi trò chơi Pong trên máy tính bằng suy nghĩ của mình. Theo New York Times, Nagle chỉ mất 4 ngày để trở nên “thành thạo” các bước di chuyển cơ bản. Kể từ đó, những người bị tê liệt được cấy ghép não cũng đã thử sức với di chuyển cánh tay robot trong phòng thí nghiệm, như một phần của nghiên cứu khoa học. Hệ thống mà Nagle và những người khác đã sử dụng được gọi là BrainGate và được phát triển ban đầu tại Đại học Brown. Tuy nhiên, hiện không có công nghệ nào phù hợp với mục tiêu của Neuralink là đọc trực tiếp các gai thần kinh theo cách ít gây hại nhất có thể. 

neuralink
Các dây dẫn của hệ thống này có độ dày chỉ bằng 1/4 sợi tóc con người.

Hệ thống được giới thiệu có thể là một bước tiến đáng kể so với công nghệ cũ. BrainGate dựa vào Utah Array, nhiều cây kim cứng tạo ra 128 kênh điện cực. Không chỉ có ít kênh hơn Neuralink – có nghĩa là ít dữ liệu từ bộ não được xử lý – nó còn cứng hơn các dây dẫn của Neuralink. Một vấn đề đối với chức năng mang tính dài hạn: não dịch chuyển trong hộp sọ nhưng những cây kim thì không, dẫn đến tình trạng gây hại không đáng có. Các sợi polyme mỏng Neuralink đang được sử dụng có thể giải quyết vấn đề đó.

Tuy nhiên, công nghệ của Neuralink khó cấy hơn Utah Array, chính xác là vì nó rất “linh hoạt”. Để khắc phục vấn đề này, công ty đã phát triển một robot phẫu thuật thần kinh có khả năng tự động chèn 6sợi dây dẫn (192 điện cực) mỗi phút. Chiếc máy này như 1 thiết bị giao thoa giữa kính hiển vi và máy khâu. Nó có thể tránh các mạch máu, có thể dẫn đến ít phản ứng viêm não trong quá trình “khâu”.

neuralink
Chiếc máy cấy chip vào não bộ con người của Neuralink

Đối với Musk, vấn đề chính của việc tương tác với AI là “băng thông”. Người sử dụng có thể tiếp nhận thông tin nhanh hơn nhiều so với việc phát ra thông qua giọng nói hoặc cử động ngón tay. Do đó, mục tiêu của ông là giúp hệ thống này cho phép con người giao tiếp nhanh hơn với máy móc một cách trực tiếp từ bộ não của họ. Neuralink đã phát triển một con chip tùy chỉnh có khả năng đọc, dọn dẹp và khuếch đại tín hiệu từ não bộ tốt. Hiện tại, nó chỉ có thể truyền dữ liệu qua kết nối có dây (USB-C), nhưng mục tiêu cuối cùng là tạo ra một hệ thống có thể hoạt động truyền dữ liệu không dây.

neuralink
Cảm biến N1 của Neuralink

Mục tiêu không dây đó sẽ được thể hiện trong một sản phẩm mà Neuralink gọi là cảm biến N1, được thiết kế để được nhúng vào bên trong cơ thể người và truyền dữ liệu thông qua mạng không dây. Nó có thể đọc ít nơ-ron hơn so với nguyên mẫu dựa trên USB hiện tại. Neuralink dự định cấy 4 trong số các cảm biến này, 3 cảm biến trong khu vực motor và 1 trong khu vực somatosensor. Nó sẽ kết nối không dây với một thiết bị bên ngoài gắn sau tai, nơi sẽ chứa viên pin cung cấp năng lượng. Hệ thống sẽ được điều khiển thông qua một ứng dụng dành cho iPhone. 

neuralink
Ứng dụng trên iPhone kết nối với con chip của Neuralink

Công ty vẫn đang làm việc với chuột để đảm bảo nền tảng ổn định. Nhưng công nghệ này, nếu nó hoạt động một cách đầy hứa hẹn: một kết nối não có đường truyền băng thông rộng, được cấy ghép thông qua phẫu thuật robot. Kết nối được thực hiện bằng cách sử dụng các dây dẫn mỏng linh hoạt, có thể cho phép ghi lại nhiều hoạt động của nơ-ron thần kinh.

NguồnThe Verge
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan