Điểm khác nhau giữa công nghệ màn hình OLED của LG và AMOLED của Samsung

Chiếc V30 vừa được LG giới thiệu gần đây gây được khá nhiều sự chú ý với màn hình OLED FullVision ở mặt trước, đây có thể được nói là một trong những công nghệ màn hình tiên tiến hàng đầu tại hiện tại. Và cũng tương tự như thế, Samsung cũng đưa ra công nghệ màn hình AMOLED cho riêng mình. Điều này đặt ra câu hỏi liệu đâu là điểm khác biệt giữa hai công nghệ này?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu AMOLED là gì. Đây thực chất cũng là một công nghệ OLED đơn thuần, còn phần “AM” ở đầu là viết tắt của cụm từ Active Matrix – Ma trận chủ động – có nghĩa là mỗi điểm ảnh trên màn hình sẽ thực hiện những xử lý riêng lẻ chứ không theo từng nhóm. Điều này giúp việc sử dụng năng lượng được hiệu quả hơn. Do đó, ma trận chủ động hiện đang được sử dụng khá phổ biến trên các màn hình hiện đại, cả OLED và LCD.

Điểm khác nhau giữa công nghệ màn hình OLED của LG và AMOLED của Samsung

Về phần LG, đôi khi bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ P-OLED (hoặc POLED) trên màn hình của chiếc LG V30. Ở đây có thể hiểu là màn hình OLED bằng nhựa, cả LG và Samsung hiện đều sử dụng tấm nền bằng nhựa, Plastic OLED ( điều này giúp có thể tạo ra các mẫu thiết bị như điện thoại hay TV có màn hình cong).

Điểm khác nhau giữa công nghệ màn hình OLED của LG và AMOLED của SamsungVì vậy, cả hai công nghệ màn hình này có nhiều điểm tương đồng với nhau, điểm khác biệt duy nhất có thể nói là nằm ở tên gọi. Tuy nhiên, điểm cốt lõi giống nhau không có nghĩa là chúng giống nhau hoàn toàn, trong khi sự sắp xếp các điểm ảnh phụ PenTile của Samsung đòi hỏi cần gấp đôi lượng điểm ảnh màu xanh lá, thì LG lại tăng gấp đôi lượng màu xanh dương.

LG có vẻ như hiện đang có ít kinh nghiệm hơn đối thủ của mình trong lĩnh vực sản xuất loại màn hình tiên tiến này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chất lượng hiển thị sẽ kém cạnh các thiết bị khác trong cùng phân khúc. Hãy cùng chờ đợi những so sánh chi tiết khi chiếc V30 được bán chính thức.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan