Đánh giá Coolpad Roar Plus Smartphone giá rẻ cho học sinh, sinh viên

Coolpad Việt Nam vừa cho ra mắt chiếc Coolpad Roar Plus nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, nhằm thỏa mãn muốn trải nghiệm công nghệ mới mà không cần tốn kém quá nhiều chi phí.

DSC_0002

Thông số cấu hình:

  • CPU: Mediatek MT6735P 1.0GHz Quad-Core Processor
  • GPU: Mali-T720MP2
  • RAM: 1GB
  • Bộ nhớ: 8 GB (hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 32GB), hỗ trợ OTG
  • Màn hình: 5 inch IPS HD LCD 1280 x 720 pixels, (~294ppi), 16 triệu màu
  • Camera sau: 8.0 megapixel f/2.2, tự động lấy nét, Geo-tagging, chạm lấy nét, nhận diện khuôn mặt
  • Camera trước: 2.0 megapixel
  • Pin: 2000 mAh Li-ion
  • Hỗ trợ 2 Sim, 4G LTE,
  • Hệ điều hành: Android 6.0 Marshmallow

Thiết kế

DSC_0001

DSC_0008

Coolpad Roar Plus có thiết kế nguyên khối không thể tháo rời pin, máy mỏng 7.6 mm, các cạnh được bo tròn mềm mại cho cảm giác cầm thoải mái, không bị cấn. Vì nằm trong phân khúc giá rẻ nên máy chỉ sử dụng chất liệu nhựa, độ hoàn thiện chưa tốt. Phím nguồn, tăng giảm âm lượng khay sim lại được làm bằng kim loại. Phím điều hướng đặt trong màn hình, chiếm một phần nội dung hiển thị, các phím nguồn, tăng giảm âm lượng được bố trí ở hai cạnh bên, vị trí thuận tiện, dễ dàng sử dụng bằng một tay.

DSC_0015

Mặt trước phần màn hình được bao quanh bởi viền đen cảm giác nhìn rất đẹp, nhưng khi mở màn hình lên ta mới thấy được viền bezel thực sự của máy to và xấu.

Bên cạnh phải là phím nguồn và khay sim, bạn có hai tùy chọn: 2 sim hoăc 1 sim 1 thẻ nhớ mở rộng. Phím nguồn được đặt ở vị trí hợp lý, không cao quá cũng không thấp quá. Tương tự bên cạnh trái là phím tăng giảm âm lượng, các phím vật lý có độ nẩy rất tốt cho cảm giác bấm rất đã.

DSC_0013

DSC_0009

Jack cắm tai nghe 3.5mm đặt ở cạnh trên, cạnh dưới là cổng sạc micro USB tương tự như các smartphone giá rả khác.

DSC_0047

Màn hình

DSC_0015

Về màn hình, máy sở hữu màn hình 5.0 inch, tuy độ phân giải chỉ HD 1280 x 720 nhưng nội dung hiển thị nhìn rất mịn và đẹp mắt, không bị rỗ. Roar Plus sử dụng tấm nền IPS nên góc nhìn khá tốt. Độ sáng máy khá cao, sử dụng ngoài trời tăng max độ sáng có thể chấp nhận được.

Màn hình hiển thị trong trẻo, thể hiện màu sắc sinh động. Ngoài ra với MiraVision của MediaTek ta còn có thể chỉnh các thông số như: độ tương phản, độ bão hòa, độ sắc nét, nhiệt độ màu.. theo ý muốn. Theo mình màn hình của Roar Plus rất tốt so với các smartphone khác trong cùng phân khúc.

Phần mềm và hiệu năng

Giao diện  CoolUI 8.0 được tùy biến trên nền Android 6.0 Marshmallow với các icon được bày hết ra màn hình chính, phía trên là thanh thông báo trạng thái, vuốt từ dưới lên để truy cập vào các phím tắt, menu cài đặt nhanh. Các icon trên CoolUI 8.0 chưa được đồng bộ nhìn không đẹp mắt.

DSC_0056

Android 6.0 giúp máy có tính cạnh tranh hơn, đa số các điện thoại trong cùng tầm giá với Roar Plus đều chỉ sử dụng phiên bản Android cao nhất là 5.1 mà thôi. 4G LTE là một lợi thế lớn của Roar Plus mặc dù chỉ với mức giá 2.299.000 vnđ,

Máy quản lý RAM khá tốt, 1GB RAM cũng đủ dùng cho các tác vụ cơ bản. Con chip MT6735P của Mediatek làm việc hiệu quả, đôi khi vẫn gặp tình trạng giật lag khi dùng. Chơi mượt các tựa game như: Ninja Fruit, Subway Surfers, Traffic Rider, Temple Run… Do bộ nhớ trong còn trống khá ít, mình không thể test các game nặng hơn. Khi sử dụng 3G hay chơi game lâu máy chỉ hơi ấm một chút ở vùng quanh camera.

Test bằng ứng dụng Antutu Benchmark máy được 24,946 điểm

Screenshot_2016-10-11-12-30-29

Pin

DSC_0052

Pin của Coolpad Roar Plus hơi yếu, với 2000 mAh bạn có thể sử dụng máy cả ngày với cường độ ít. Thời gian bật màn hình trung bình 4h, chơi game liên tục được khoảng 3h. Mình thường rút sạc lúc 6h sáng sử dụng hỗn hợp Facebook, duyệt web, mail, nhắn tin facebook liên tục, nghe gọi 3 – 4 cuộc điện thoại, đến 4h chiều còn lại 10%. Mất khoảng 3h để sạc đầy pin.

Camera

Camera không phải là điểm mạnh đối với một smartphone giá rẻ như Roar Plus. Tính năng trong phần mềm máy ảnh ít, có các chế dộ như chụp đêm, làm đẹp, chế đô pro cho phép chỉnh các thông số (cân bằng trắng, ISO, khẩu độ, độ bão hòa, độ tương phản).

DSC_0031

Tốc độ lấy nét nhanh, ở điều kiện ánh sáng tốt ảnh chụp có màu sắc nhợt nhạt, độ chi tiết khá. Chụp dưới ánh sáng yếu, chế độ chụp đêm của Coolpad không phát được nhiều, hình ảnh bị noise, tối đen hầu như không nhìn thấy gì. Đèn flash trợ sáng hoạt động tốt khi chụp đêm, cân bằng trắng rất ổn, nhiệt độ màu ấm.

IMG_20161007_130858

Camera trước không ấn tượng, chế độ làm đẹp đoán tuổi, nhận diện khuôn mặt vui nhộn như: Soái ca, dễ thương… Ảnh chụp ở chế độ làm đẹp không tự nhiên, có lẽ chỉ dùng để video call, không thích hợp cho các bạn nữ selfie.

DSC_0035

Nhìn chung máy ảnh của Roar Plus tạm chấp nhận được, vì nằm trong phân khúc giá rẻ nên mình cũng không kì vọng gì nhiều ở camera của máy.

Một số hình ảnh chụp từ Coolpad Roar Plus:

Kết Luận

Với mức giá 2.299.000 vnđ ta có một chiếc smartphone giá rẻ thích hợp cho học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp, được trải nghiệm các công nghệ mới như Andoid 6.0, 4G LTE.

Ưu điểm:

  • Thiết mỏng, nhẹ cầm nắm thoải mái
  • Màn hình đẹp trong tầm giá
  • Hỗ trợ 4G LTE
  • Chạy Android 6.0 Marshmallow

Khuyết điểm:

  • Camera xấu, cần cải thiện phần mềm
  • Giao diện CoolUI với các icon chưa được đồng bộ
  • Bộ nhớ trong chỉ 8GB

Hình ảnh trên tay của máy:

Quảng cáospot_img

Tin liên quan

Tin gần đây