Không có gì tệ hơn việc đặt một loạt các linh kiện máy tính trực tuyến, nhận hàng và nhận ra rằng những thành phần đó không tương thích với bo mạch chủ của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn một số cách để tránh điều này.
Các thành phần như CPU có những đặc điểm riêng biệt chỉ làm việc với những phần cứng được hỗ trợ. Ví dụ bạn sẽ không thể lắp đặt CPU Intel vào bo mạch chủ socket AMD.
Thủ phạm chính dẫn đến vấn đề không tương thích này chính là bo mạch chủ (motherboard), linh kiện này phải làm việc với nhiều thành phần khác nhau như CPU, RAM,… Nó được coi như “trái tim” của máy tính và cần phải tương tác với các phần cứng được kết nối. Do đó chúng ta cần phải thận trọng khi kiểm tra thông số kỹ thuật và các yêu cầu. Dưới đây là một vài gợi ý sẽ giúp đảm bảo bo mạch chủ và các bộ phận khác mà bạn đang mua sẽ làm việc với nhau:
- Kiểm tra socket CPU trên bo mạch chủ và so sánh với bộ vi xử lý bạn đã chọn.
- Xem RAM mà bo mạch chủ hỗ trợ (ví dụ: DDR4 2300MHz).
- Tương tự, xem RAM mà CPU hỗ trợ.
- Xem bo mạch chủ có hỗ trợ GPU SLI hay không.
- Kiểm tra kích thước ATX và kích thước khi lắp trong case.
- Đảm bảo PSU (nguồn) cung cấp đủ điện.
PCPartPicker
Có một trang web tiện dụng giúp bạn xây dụng một PC mới (hoặc nâng cấp nếu bạn lựa chọn phần cứng đã lắp đặt). Làm việc với CPU trước, hệ thống sẽ loại bỏ những bo mạch chủ và RAM không tương thích.
Có một số tính năng nhỏ cũng rất tiện dụng như lưu và chia sẻ cấu hình đã build, nếu bạn lần đầu tiên xây dựng PC trang web sẽ liệt kê các thành phần đã được kiểm tra bởi một ai đó nhiều kinh nghiệm thậm chí họ có thể đề xuất cho bạn một giải pháp thay thế tiết kiệm hơn. Ngoài ra nó cũng sẽ ước tính sơ bộ về lượng điện năng tiêu thụ và đề xuất PSU.
Nhìn chung, PCPartPicker là một công cụ rất hữu ích, giúp bạn chọn các bộ phận cho một máy tính mới.