Trước đại dịch Corona, Việt Nam, với dân số gần 96 triệu người, là một trong những thị trường phát triển năng động nhất trên toàn cầu. Chỉ riêng năm 2019, đã có hơn 100 triệu khách du lịch đến Việt Nam để khám phá và trải nghiệm.
Không thể phủ nhận rằng thị trường này sẽ còn tiếp tục mở rộng và bùng nổ. Cái cách mà hàng không Việt Nam vượt qua đỉnh điểm khủng hoảng và phương thức quản lý để trở lại hoạt động bình thường, cũng là một điều ấn tượng lớn.
Để hiểu rõ hơn tình hình qua cái nhìn của những người đang bận rộn tại Việt Nam, để làm quen với những thách thức và cơ hội trong việc đảm bảo đủ số lượng phi công có năng lực từ nguồn địa phương, chúng tôi đã có dịp trò chuyện với Giám đốc điều hành của BAA Training Việt Nam, ông Vytautas Jankauskas.
Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Corona, giữa tháng 3 – đầu tháng 5, Châu Âu đã chứng kiến sự tê liệt của toàn ngành hàng không. Vậy còn tình hình ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, tôi khẳng định rằng tình hình không hoàn toàn tuyệt vọng. Bằng cách khóa biên giới, Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh từ quốc tế và buộc các hãng hàng không của Việt Nam phải cắt giảm chuyến bay và xem xét lại lịch trình bay. Do đó, hàng không Việt Nam đã phải đối mặt với một cú sốc rất nặng nề.
Tuy nhiên, mọi việc luôn có 2 mặt. điều khiến cho hàng không Việt Nam có thể tránh khỏi sự tê liệt hoàn toàn chính là nhờ một cơ sở hạ tầng rất phát triển cho đường bay nội địa.
Chắc chắn, với sự kiểm dịch và hạn chế đi lại nghiêm khắc, các dịch vụ địa phương cũng bị suy giảm. Nhưng điều đó diễn ra không quá lâu, vì đến giữa tháng 6, hầu hết các hãng hàng không Việt Nam đã thành công trong việc khôi phục khối lượng chuyến bay như trước dịch corona của họ.
Khả năng hồi phục lại gần như 100% các chuyến bay nội địa đều phụ thuộc vào sự sẵn sàng để bay trở lại của khách hàng. Ở các khu vực khác, mọi người có xu hướng tránh du lịch hàng không. Ở Việt Nam, tình hình có vẻ khác?
Không còn nghi ngờ gì, các chuyến bay đã được khôi phục theo nhu cầu và nhờ có những khách hàng tự tin quay trở lại bay nội địa ngay khi được chính phủ cho phép. Nếu các hãng ở nhiều quốc gia khác đang vật lộn với việc lấp đầy số ghế máy bay của họ, thì tại Việt Nam, tỉ lệ số ghế bán được cho mỗi chuyến bay hiện đang đạt gần 70%.
Ví dụ, trước khi đại dịch, hãng hàng không Vietjet khai thác khoảng 500 chuyến bay mỗi ngày cả quốc tế và nội địa. Thì vào đầu tháng 6, thời điểm sau đại dịch, hãng này đã thực hiện khoảng 300 chuyến bay hàng ngày. Trong đó, chủ yếu đây là các chuyến bay nội địa, bên cạnh một số chuyến bay chở hàng và hồi hương quốc tế.
Ngoài ra, một hãng mới trên thị trường Việt Nam, Bamboo Airways, có gần 140 chuyến bay mỗi ngày trước khi đại dịch. Vào đầu mùa hè, hãng đã khôi phục khoảng 60% dịch vụ. Ở Việt Nam, máy bay đang trở lại hoạt động đầy đủ, tôi có thể xác nhận điều này từ hiểu biết của bản thân.
Điều gì khiến người Việt chọn máy bay hơn các phương tiện khác? Chi phí bay ở Việt Nam có gì khác, ví dụ, so với các nước châu Âu không?
Việt Nam có một thị trường nội địa rất mạnh. Mọi người ở đây đã quen thuộc với các chuyến bay nội địa để tiết kiệm thời gian di chuyển hơn ô tô hoặc xe buýt. Về phần giá vé, tôi có thể nói rằng gần đây, sau dịch corona, chúng tôi đã nhận thấy một xu hướng thú vị. Nếu ở châu Âu hay các nước khác, các hãng hàng không đang tăng chi phí bay, thì ở Việt Nam tình hình lại khác.
Nhằm có được tối đa doanh thu, các hãng hàng không Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt về giá vé. Ví dụ: nếu bạn tìm hạng ghế phổ thông với Vietnam Airlines vài ngày trước khi bay và tìm được chỗ ngồi, thì giá của nó hiện tại tương đương với vé của hãng Vietjet, một hãng hàng không giá rẻ.
Chiến lược của các hãng đều rất tích cực. Các công ty đang nỗ lực để có đủ số lượng hành khách với mục tiêu giảm thiểu các vấn đề về dòng tiền và duy trì tất cả các đường bay trong tương lai.
Nói về việc đào tạo phi công. Tình hình dịch corona đã ảnh hưởng đến hoạt động của BAA Training Vietnam như thế nào? Nhu cầu đào tạo trong thời kỳ cao điểm dịch là gì? Cuộc khủng hoảng của dịch corona có mang lại điều gì mới trong xu hướng đào tạo không?
Về đào tạo, tôi có thể nói rằng, may mắn thay, chúng tôi đã không cảm thấy sự khác biệt quá lớn, trong và sau đại dịch. Ít nhất là chưa. Có thể chúng tôi có ít học viên người nước ngoài hơn cho các khóa huấn luyện chuyển loại, nhưng điều này là do biên giới bị đóng chứ không phải là một sự thay đổi trong xu hướng.
Người từ Thái Lan, Hàn Quốc hoặc Malaysia không được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Ở những thị trường này, chúng tôi có một số hãng hàng không và học viên lẻ quan tâm đến việc huấn luyện trên các thiết bị mô phỏng buồng lái và chương trình huấn của chúng tôi. Nhưng tại thời điểm này, không có khả năng nào để đến Việt Nam.
“Tuy nhiên, chúng tôi rất vui khi nhận ra rằng các học viên nội địa tích cực tham gia các khóa học chuyển loại. Vào tháng 6, chúng tôi đã chào đón nhóm sáu sinh viên cho khóa học chuyển loại Airbus A320 đầu tiên sau đại dịch corona. Nhóm sáu người tiếp theo được lên kế hoạch cho tháng Bảy. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục công việc của mình về việc cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng”
Ngoài ra, chúng tôi đã nhận thấy sự tăng trưởng trong số giờ huấn luyện định kỳ. Các hãng hàng không tiếp tục hoạt động, và các phi công vẫn đang làm nhiệm vụ; do đó, họ cần duy trì sự thành thạo và giữ giấy phép hợp lệ.
Nếu trước đó, khách hàng chính của chúng tôi là Vietjet và Bamboo Airways, đã đặt một số giờ cả ở Việt Nam và tại các trung tâm đào tạo ở nước ngoài; thì bây giờ, với biên giới đóng cửa, tất cả các khóa đào tạo đều được thực hiện trong nước. Và chúng tôi thấy nhu cầu đào tạo phi công định kỳ tăng dần.
Mặc dù chúng tôi không thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào, tôi có thể làm nổi bật một xu hướng thú vị, nó có liên quan đến nhu cầu Huấn luyện dành cho giáo viên chuyển loại (TRI-Type Rating Instructor).
Cuộc khủng hoảng đã thay đổi quan điểm của phi công về việc huấn luyện ? Có đủ người hướng dẫn để đáp ứng nhu cầu ?
Hầu hết các giáo viên huấn luyện chuyển loại là phi công đang hoạt động cho hãng. Điều này có nghĩa là họ thực hiện nhiệm vụ tại các hãng hàng không, và khi không bay – họ cung cấp dịch vụ đào tạo như một công việc làm thêm ngoài giờ.
Có điều là trước khủng hoảng, nghề giáo viên huấn luyện chuyển loại thường không phổ biến đối với các phi công. Khi một phi công đã kiếm đủ tiền, họ nên nghỉ ngơi giữa các chuyến bay còn hơn là nhận đào tạo thêm giờ tại trung tâm. Nó là điều hợp lý.
Tuy nhiên, trong thời kỳ đỉnh cao của dịch Corona, tình hình đã thay đổi và thậm chí cho phép chúng tôi bổ sung thêm các chuyên gia nhiều kinh nghiệm vào đội ngũ giáo viên của mình. Để giải thích về trường hợp này, tôi sẽ cung cấp cho bạn một số chi tiết về cách thức hoạt động của BAA Training Việt Nam.
Chúng tôi điều hành trung tâm đào tạo hàng không trên một khu đất riêng biệt rộng 18 ha đất. Ở đây, chúng tôi không chỉ có trung tâm đào tạo mà còn có các căn hộ dành cho học viên. Bằng cách tách biệt khá tương đối với đô thị đông đúc, học viên của chúng tôi có thể tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm corona và chúng tôi được phép tiếp tục hoạt động ngay cả khi cách ly.
“Chúng tôi đã không ngừng hoạt động và các giáo viên huấn luyện chuyển loại của chúng tôi cũng bận rộn với việc đào tạo mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào. Chính điều này đã thu hút sự chú ý của các phi công khác, những người không có chuyến bay vào thời điểm đó. Như bạn đã biết, tin đồn lan truyền với tốc độ ánh sáng”
Chúng tôi đã làm gì sau đó? Chúng tôi tập hợp các giáo viên huấn luyện chuyển loại, đưa họ đến khu tổ hợp riêng biệt của chúng tôi, và cho họ vào những biệt thự để họ có thể được giãn cách xã hội và chuyên tâm cung cấp đào tạo cho sinh viên của chúng tôi.
Và bây giờ chúng tôi tích cực thực hiện đào tạo dành cho các giáo viên huấn luyện chuyển loại để đảm bảo một đội ngũ giáo viên tương lai với trình độ cần thiết để giảng dạy. Như chuỗi sự kiện hiện tại cho thấy, đây là kế hoạch B rất khôn ngoan để các phi công có một nguồn thu nhập bổ sung.
Ở châu Âu, điều đáng chú ý là sự quan tâm đến nghề phi công có vẻ thấp hơn do thiếu cơ hội nghề nghiệp. Vậy triển vọng ở Việt Nam cho phi công là gì?
Ở Việt Nam, chúng tôi không cảm thấy sự giảm thiểu đáng kể về sự quan tâm đối với việc trở thành phi công. Lý do, rất có thể, cũng ẩn trong thị trường.
Sự thật là tất cả các hãng hàng không Việt Nam đã thành công trong việc sống sót và tương đối khôi phục tất cả các dịch vụ bay nội địa, và chứng minh rằng luôn có nhu cầu cho nghề phi công và nghề nghiệp sẽ không bị mất.
Tôi tin chắc rằng vào thời điểm này, nói về sự tăng trưởng của thị trường sẽ là một sự phát triển rõ ràng hơn là ước tính. Tuy nhiên, các tác động của cuộc khủng hoảng do đại dịch corona gây ra không thể xác định đầy đủ; do đó, vài tháng tới hy vọng sẽ cho phép chúng tôi đưa ra dự báo chính xác hơn.
“Hàng không ở Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Đây là một trong những lý do BAA Training đã bước vào thị trường này và thành lập một trung tâm đào tạo tại đây”
Hiện tại, các hãng hàng không Việt Nam, rất có thể, sẽ làm việc để đảm bảo thanh khoản, quản lý đội tàu bay của họ và điều chỉnh hoạt động theo nhu cầu hiện tại, tập trung rất chặt chẽ vào du lịch hàng không nội địa.
Cũng đáng nhấn mạnh rằng Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng để mở cửa biên giới cho du lịch quốc tế. Mặc dù thời gian (ngày) và hướng dẫn cụ thể chưa được thông báo (phát hành), đất nước sẽ được mở cửa lại dù sớm hay muộn. Điều này có nghĩa là thị trường vận tải hàng không sẽ còn tăng thêm cùng với nhu cầu tương ứng cho các cơ phó và cơ trưởng.
Các hãng hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, như kế hoạch trước khi đại dịch corona tấn công?
Một số hãng Việt Nam tiếp tục quyết tâm phát triển đội tàu của họ với các máy bay bổ sung trong năm nay. Một số hãng hàng không đang đàm phán với Airbus và Boeing về việc hoãn giao hàng máy bay cho đến khi có thông tin tiếp theo.
Vietjet mới đây đã xác nhận kế hoạch bổ sung thêm 12 máy bay dòng Airbus A320 cho đến cuối năm nay. Trong khi đó, hãng Bamboo vẫn duy trì kế hoạch khai thác 40 máy bay vào cuối năm 2020. Ngoài ra, các tuyến nội địa mới đang được mở tại Việt Nam trong thời kỳ hậu corona.
“Không bỏ qua thực tế là vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021, Việt Nam chuẩn bị cho sự ra đời một hãng hàng không mới, Vietravel Airlines. Chúng tôi hiện đang đàm phán với công ty này về hợp đồng đào tạo. Hiện tại, hãng có kế hoạch bắt đầu hoạt động với 5 máy bay Airbus A320”
Trước dịch corona, Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Chắc chắn, sau cuộc khủng hoảng, con số tăng trưởng sẽ không ấn tượng như trước, nhưng chúng vẫn sẽ tăng lên. Không chỉ bay nội địa sẽ phát triển mạnh mà cả hoạt động du lịch và vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Kế hoạch của BAA Training Việt Nam là gì?
Kế hoạch chính của chúng tôi – tiếp tục chuẩn bị càng nhiều phi công có năng lực càng tốt. Tất nhiên, bây giờ tất cả công suất tương lai về thiết bị buồng lái mô phỏng (FFS – Full Flight Simulator) sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường.
Bây giờ chúng tôi có hai buồng lái mô phỏng Airbus A320 luôn (đã) sẵn sàng để phục vụ huấn luyện. Tại trung tâm đào tạo của chúng tôi, cũng có sẵn 2 vị trí mặt bằng chờ sẵn được chuẩn bị cho việc đặt thêm 2 buồng lái mô phỏng mới. BAA Training Vietnam đang có kế hoạch trang bị thêm thêm 2 buồng lái mô phỏng mới tại Việt Nam, tới khi đó sẽ có tổng cộng 04 thiết bị này; Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi đang đánh giá thị trường và nhu cầu để quyết định loại máy bay mô phỏng và ngày lắp đặt.
Năm tới, chúng tôi cũng có kế hoạch mua và lắp đặt thiết bị huấn luyện thao tác vận hành cửa và phao thoát hiểm máy bay (Door and Slide Trainer). Vì vậy, các kế hoạch là ở đây, các nguồn lực để cung cấp đào tạo cũng ở đây ngay tại BAA Training Vietnam; tất cả những gì chúng ta cần bây giờ là một tình huống ổn định trên thế giới và biên giới mở.
“Tôi thực sự tin rằng nếu hai điều kiện này được cải thiện từng bước, chúng tôi sẽ có một năm 2020 khá thuận lợi về mặt kinh doanh”.