Đã đến lúc ngừng tin tưởng vào công cụ tìm kiếm của Google

Công cụ tìm kiếm của Google có thật sự hiệu quả và đáng tin cậy như chúng ta tưởng hay đến lúc mọi người cần phải có một cái nhìn mới về nó?

Đã đến lúc ngừng tin tưởng vào công cụ tìm kiếm của GoogleCuối tuần trước, vài tiếng đồng hồ sau vụ xả súng ở một nhà thờ thuộc tiểu bang Texas, công cụ tìm kiếm của Google đã đưa ra những kết quả mang thông tin sai lệch về nghi phạm, cho rằng hắn ta là một người cộng sản cực đoan liên kết với phong trào antifa. Trong lúc tìm kiếm tên của kẻ gây án, những kết quả tìm kiếm đó mặc dù không nằm trong top đầu nhưng chúng vẫn khá dễ dàng bắt gặp trong hàng trăm ngàn kết quả khác. Tất nhiên, đây chỉ là trường hợp mới nhất của một vấn đề lâu dài và nhiều sai lầm tương tự đã xảy ra trong lâu nay mà chúng ta không hề hay biết. Như thường lệ, Google hứa sẽ cải thiện kết quả tìm kiếm của mình. Nhưng yêu cầu Google chỉnh sửa lại thuật toán tìm kiếm của họ thôi thì vẫn chưa đủ, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề cốt lõi của nó khi những bộ máy tìm kiếm này không thể phân biệt được đâu là sự thật đâu chỉ là tin vịt.

Khảo sát cho thấy, ít nhất về mặt lý thuyết, rất ít người đặt lòng tin vô điều kiện vào tin tức từ các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Thay vào đó, họ đặt niềm tin vào các công cụ tìm kiếm – lĩnh vực mà Google đã bá chủ lâu nay – với chỉ số và tần suất khá cao trong cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát của Edelman năm 2017 cho thấy 64% người được hỏi trả lời rằng họ tin vào các công cụ tìm kiếm để cập nhật tin tức và thông tin mới, tăng thêm 3% so với năm 2012, và cao hơn một chút so với con số 57% người tin vào các phương tiện truyền thông truyền thống (Một nghiên cứu khác của Danah Boyd cho thấy 66% người được hỏi tin rằng công cụ tìm kiếm như Google Search là “công bằng và không thiên vị”).

Google hẳn rằng khuyến khích những nhận thức đó, cũng giống như các đối thủ cạnh tranh như Amazon và Apple – đặc biệt khi các sản phẩm của họ phụ thuộc ngày càng nhiều vào các trợ lý ảo. Mặc dù trang tìm kiếm văn bản của Google rõ ràng là một hệ thống còn nhiều thiếu sót, ít nhất nó cũng làm rõ rằng Google Search hoạt động như một “đường dẫn” cho một mạng Internet rộng lớn và bao la như hiện nay – và ở mức cơ bản hơn, nó một công cụ hữu ích để con người có thể làm chủ và tận dụng.

Trợ lý ảo Google biến công cụ tìm kiếm thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Ứng dụng này đã nhấn mạnh ý tưởng rằng mọi người không cần phải học các lệnh đặc biệt để “nói chuyện” với máy tính và trong bản demo các sản phẩm như Google Home, nó đã thể hiện một cách tuyệt vời sự trợ giúp của một trợ lý ảo trong việc phân tích ngữ cảnh của các câu hỏi đơn giản và đoán chính xác những gì người dùng muốn. Nhưng vấn đề nằm ở nội dung của câu trả lời, nếu đó là những thông tin không chính xác hay nhạy cảm thì lúc này thay vì thấy chúng trên những trang web, chúng ta lại phải nghe các câu trả lời đó từ trợ lý ảo của mình.

Thậm chí nếu kết quả tìm kiếm là hoàn toàn chính xác, nhưng chỉ làm nổi bật một vài kết quả tồi tệ xung quanh các chủ đề nhạy cảm như những vụ xả súng hàng loạt lại là một vấn đề lớn – đặc biệt nếu mọi người bắt đầu tin rằng bất cứ điều gì Google nói là đúng sự thật. Và đối với những ‘nỗ lực không ngừng nghỉ’ để cải thiện kết quả tìm kiếm của Google, thì vẫn còn đó rất nhiều người sẵn sàng kiểm thử điều này.

Cùng với việc thúc đẩy Google đối phó với những mẩu “tin vịt”, chúng ta nên tìm kiếm những cách để hạn chế sự tin cậy và sự tin tưởng vào các thuật toán tìm kiếm đó. Điều đó có nghĩa như là tìm kiếm các danh sách phát video một cách chọn lọc tỉ mỉ thay vì tìm kiếm trên YouTube Kids, khi mà bản thân YouTube Kids cũng có chứa đựng những video không phù hợp với lứa tuổi của trẻ nhỏ. Nó có thể có nghĩa là khiến Google khai tử, chứ không phải cải tiến, các tính năng thiếu sự hiệu quả và còn nhiều thiếu sót.

 

NguồnThe Verge
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan