Cùng Microsoft “Xây dựng – Bảo vệ – Giáo dục” vì một Việt Nam số hóa

Trong giai đoạn cả nước thực hiện giãn cách xã hội để đối phó với Covid-19 vừa qua, Microsoft đã có những đóng góp tích cực, đồng hành cùng chính phủ và nhiều doanh nghiệp trong công tác đẩy lùi dịch, nhằm ổn định tình hình xã hội và sớm mang lại cuộc sống bình an mới cho người dân.

Đồng lòng ứng phó với đại dịch Covid-19 bằng công nghệ

Trong thời gian cả nước đồng lòng ứng phó với đại dịch Covid 19 vừa qua, Microsoft cũng đã nhanh chóng và tích cực phối hợp với các đối tác cung cấp và triển khai gói nền tảng cộng tác số cho nhiều cơ quan chính phủ, bộ ngành, thành phố và nhiều doanh nghiệp.

Cụ thể, khi nhận thấy việc cách ly xã hội để phòng chống Covid-19 là dài hạn, việc ứng dụng công nghệ để duy trì liên lạc, kết nối hệ thống quản lý và các bệnh viện đầu ngành càng trở nên cấp thiết. Microsoft đã nhanh chóng phối hợp cùng Bộ Y Tế triển khai công cụ Microsoft Teams cho một số bệnh viện đầu ngành, giúp việc chỉ đạo điều hành, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn từ các lãnh đạo, chuyên gia tới những bác sĩ ở tuyến đầu đang trực tiếp điều trị người bệnh, sẵn sàng đối phó với các cấp độ kịch bản bệnh dịch được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cùng Microsoft “Xây dựng – Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóaTrang web chính thức (ncov.moh.gov.vn) cập nhật thông tin chính thống liên quan đến dịch bệnh của Bộ Y Tế cũng đang được đặt trên nền tảng đám mây Azure của Microsoft. Trong thời gian dịch bệnh xảy ra, với lượng truy cập khổng lồ, Bộ Y Tế đòi hỏi một nền tảng có thể duy trì được sự ổn định cho website, đồng thời phải đáp ứng được những quy chuẩn về bảo mật và an ninh mạng.

Bên cạnh đó, trong thời điểm học sinh, sinh viên không thể đến lớp do thực hiện giãn cách xã hội nhằm đối phó với dịch bệnh, thực tế đòi hỏi nhiều trường phải nhanh chóng triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến để hạn chế những gián đoạn gây ra bởi dịch bệnh, cũng như đảm bảo rằng học sinh không chịu nhiều áp lực khi quay trở lại học tập sau thời gian giãn cách.

Để hỗ trợ các tổ chức giáo dục số hóa giáo án, chuyển đổi phương thức giảng dạy và quản lý học sinh trên các nền tảng công nghệ một cách tốt nhất, Microsoft đã đồng hành cùng Đề án Hệ tri thức Việt số hóa (itrithuc) thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ trong dự án giáo dục số của chính phủ.

Là một trong những trường học đầu tiên triển khai việc dạy học online thông qua Microsoft Teams, Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Tất Thành đã có thể hạn chế được tối đa những gián đoạn từ Covid 19. Khi 100% các giáo viên của trường sử dụng thành thạo ứng dụng Microsoft Teams để giảng dạy trực tuyến, kể cá các bộ môn như âm nhạc hay thể dục, Cô Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường Trung học liên cấp Nguyễn Tất Thành đã nói đó là một điều kỳ diệu và giấc mơ của cô đã thành hiện thực.

Cùng Microsoft “Xây dựng – Bảo vệ - Giáo dục” vì một Việt Nam số hóaTuy vậy, không phải tổ chức nào cũng có những chuẩn bị về mặt công nghệ từ trước để có khả năng ứng phó đại dịch và chuyển đổi từ hình thức dạy học truyền thống sang trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng như trường Nguyễn Tất Thành. Hiểu được sự cấp thiết trong việc trang bị nền tảng dạy và học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, Microsoft đã không quản ngày đêm, sát cánh cùng các sở GD-ĐT và các tổ chức giáo dục triển khai Microsoft Teams trong thời gian ngắn nhất có thể. Cụ thể, chỉ trong 27 giờ, hơn 200,000 học sinh thuộc 200 trường học thuộc thành phố Hải Phòng đã được khởi tạo và cấp phát tài khoản, sẵn sàng triển khai và đưa vào sử dụng đồng loạt nền tảng cộng tác số O365 của Microsoft.

Cho đến nay tại Việt Nam đã có hơn 3 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn quốc sử dụng Microsoft Teams trong công tác dạy và học.

Đồng hành và chắp cánh những ước mơ Việt Nam

Những hoạt động trên là một phần trong hành trình dài hạn mang tri thức số đến với Việt Nam của Microsoft. Từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, đến học sinh, sinh viên đều có cơ hội được tiếp cận với công nghệ và được trang bị những kiến thức số cần thiết.

Microsoft đã hợp tác cùng chính phủ và nhiều tổ chức phi lợi nhuận nhằm đa dạng hóa đối tượng tiếp cận của các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cũng như đào tạo chuyên sâu về công nghệ.

“Con thuyền mơ ước” là một trong những chương trình đào tạo kiến thức số mà Microsoft triển khai cho hơn 11,000 thanh thiếu niên vùng sông nước, giúp những đối tượng này thay đổi tương lai của chính mình với công nghệ.

Dự án hợp tác giữa Microsoft và Grab nhằm đào tạo kỹ năng số cho chính các tài xế của hãng xe công nghệ hàng đầu châu Á này. Rất nhiều tài xế của Grab đến từ các tỉnh thành lân cận, mang trên vai gánh nặng thu nhập – cho gia đình, cho chi phí ăn ở, và cho trang trải của chính bản thân tại thành phố.

Cùng Xây dựng – Bảo vệ – GIáo dục vì một Việt Nam 4.0

Nếu như giáo dục được coi là sự đầu tư không thể thiếu cho tương lai, thì song song, Microsoft cũng tích cực triển khai những dự án, hoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước.

Điển hình là sự hợp tác giữa Microsoft và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an thông qua Chương trình An ninh Chính phủ (GSP). Cụ thể, khi tham gia vào chương trình GSP của Microsoft, Bộ Công An sở hữu quyền truy cập về những rủi ro và lỗ hổng thông tin tại Việt Nam, đồng thời nhận được hỗ liên tục từ đội an ninh và phản hồi rủi ro mạng của Microsoft.

Không chỉ là môi trường mạng, Microsoft cũng luôn quan tâm và hướng tới một môi trường sống lành mạnh và an toàn. Nhằm giảm thiểu các dịch bệnh từ loài muỗi tại Việt Nam, Microsoft đã đầu tư chi phí và công nghệ vào dự án World Mosquito Program. Dự án giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh bằng cách thả muỗi có kháng thể ra tự nhiên để giao phối với những con muỗi mang mầm bệnh, giúp giảm thiểu khả năng gây bệnh. Việc vận dụng máy học (machine learning), trí tuệ nhân tạo (AI) và thuật toán đám mây vào dự án có thể giúp tổng hợp được hệ thống dữ liệu, nhằm theo dõi lộ trình, vị trí, số lượng, thời gian muỗi được thả ra để tính toán hiệu quả đạt được.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan