Trang chủTin tứcChỉ 17% các doanh nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương...

Chỉ 17% các doanh nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) đang đạt được hiệu quả trong việc đổi mới

Bảng Chỉ số Đổi mới của Dell Technologies chỉ ra rằng 60% người tham gia khảo sát lo ngại tổ chức của họ sẽ lạc hậu trong vòng 3 đến 5 năm tới, dựa trên tình hình hoạt động đổi mới và văn hóa doanh nghiệp. Một nghiên cứu toàn cầu mới với ý kiến được thu thập từ 6,600 nhân viên tại hơn 45 quốc gia đã khắc họa một cách sinh động tại sao đổi mới là vấn đề quan trọng trong kinh doanh, và các tổ chức nên làm gì để rèn giũa con người, quy trình và công nghệ nhằm đổi mới một cách hiệu quả. Riêng khu vực APJ, nghiên cứu được lấy ý kiến từ 1,700 nhân viên tại Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan.

Đổi mới đóng vai quan trọng trong kinh doanh

Thông qua việc đánh giá các tổ chức, những người tham gia khảo sát được xếp vào một bảng đánh giá mức độ trưởng thành về đổi mới từ Innovation Leader (người dẫn đầu về đổi mới) cho đến Innovation Laggard (người đang tụt hậu trong đổi mới). Theo phân tích đánh giá, chỉ 17% các tổ chức tại APJ được xếp vào nhóm Innovation LeaderAdopter (người đang ứng dụng đổi mới). Đây là những tổ chức có chiến lược đổi mới toàn diện và sở hữu vị thế tốt để vượt qua những thử thách từ suy thoái toàn cầu, các vấn đề về nguồn cung ứng, ảnh hưởng của môi trường, v.v. để tiếp tục phát triển.

Tại APJ, các doanh nghiệp này có khả năng tăng tốc đổi mới trong thời kỳ suy thoái nhanh hơn 2.1 lần so với các đơn vị thuộc nhóm Innovation Follower (người theo đuổi đổi mới) và Laggard (những đơn vị đang dần tụt hậu). “Khả năng đổi mới bền bỉ” này (thể hiện qua sự quyết tâm và khả năng đổi mới trong những tình huống khó khăn) cũng là một trong những lý do mà khu vực APJ chứng kiến các doanh nghiệp thuộc nhóm Innovation LeaderAdopter có khả năng đạt mức tăng trưởng doanh thu cao hơn (cao hơn 15% so với tăng trưởng doanh thu dự kiến trong năm 2022) 2.1 lần do với nhóm Innovation LaggardFollower.

Như đồ thị thể hiện sự trưởng thành về đổi mới cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp thiếu một chiến lược đổi mới được hoạch định rõ ràng (nhóm Innovation LaggardFollower) hoặc đang gặp khó khăn trong việc thu về lợi ích (Innovation Evaluator – người đánh giá đổi mới). Bảng Chỉ số Đổi mới cung cấp một cái nhìn tổng quan theo thời gian. Các tổ chức có thể cải thiện quá trình đổi mới bằng cách chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực về con người, quy trình, và công nghệ.

Ông Peter Marrs, Chủ tịch, châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản, Dell Technologies, cho biết: “Để bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu, các doanh nghiệp tại APJ nên cân nhắc ưu tiên đổi mới bên cạnh quản lý, vận hành việc kinh doanh hằng ngày. Các tổ chức thường luôn tìm kiếm một ý tưởng lớn để thực hiện. Họ đang chờ một khoảnh khắc đột phá mới. Tuy vậy, những ý tưởng nhỏ nhưng mang tính thực tiễn có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp nâng cao năng suất làm việc, lợi nhuận và quyết tâm. Các lãnh đạo doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách điều chỉnh các dự án đổi mới sao cho phù hợp với mục tiêu của công ty, đồng thời nuôi dưỡng văn hóa không ngừng học hỏi.”

Đổi mới lấy con người làm trọng tâm

Các tổ chức cần sự hỗ trợ để phát triển văn hóa đổi mới. Một doanh nghiệp sở hữu văn hóa đổi mới tốt chính là nơi thúc đẩy mọi ý tưởng để tạo ra sự khác biệt và rút kinh nghiệm thông qua mỗi thất bại. Điều này được rút ra dựa trên những phát hiện sau:

  • Tại APJ, 59% người tham gia khảo sát tin rằng nhân viên rời công ty vì họ không thể thực hiện đổi mới nhiều như kỳ vọng.
  • Tại APJ, 63% cho biết nhiều khía cạnh về văn hóa doanh nghiệp đang kiềm hãm những nỗ lực sáng tạo mà họ muốn/có thể thực hiện.

Văn hóa doanh nghiệp được thiết lập bởi những người đứng đầu nhưng 73% người tham gia khảo sát cho biết cấp trên của họ có xu hướng bảo thủ, ít lắng nghe. Một trong những rào cản cá nhân về đổi mới được nhắc đến nhiều nhất chính là nỗi sợ thất bại và thiếu tự tin khi chia sẻ ý tưởng với cấp trên.

Đổi mới dựa trên quy trình

Bảng Chỉ số Đổi mới cũng chỉ ra những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi ứng dụng một quy trình có cấu trúc và dựa trên dữ liệu để thực hiện đổi mới cho toàn bộ máy. Những phát hiện bao gồm:

  • Chỉ 28% Người đưa ra Quyết định về CNTT cho biết những nỗ lực đổi mới của họ được thực hiện dựa trên dữ liệu.
  • Chỉ 46% các tổ chức tại APJ đang điều chỉnh các dự án đổi mới sao cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Có khả năng việc thiếu quy trình và chiến lược là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn để thực hiện đổi mới: thách thức hàng đầu của các nhóm tác động đổi mới nằm ở việc thiếu thời gian để thực hiện do khối lượng công việc quá lớn. Tại APJ, 40% người tham gia khảo sát cho rằng việc thiếu thời gian do quá tải là thách thức chính cản trở khả năng hiện thực hóa đổi mới.

Đổi mới dựa trên công nghệ

Những phát hiện từ nghiên cứu còn chỉ ra sức mạnh của công nghệ giúp thúc đẩy việc đổi mới và những hậu quả của việc tụt hậu.

Đại đa số doanh nghiệp tại APJ – 84% – đang chủ động tìm kiếm những công nghệ có thể hỗ trợ họ đạt được mục tiêu đổi mới. Ở chiều ngược lại, 58% người tham gia khảo sát tại APJ tin rằng công nghệ của họ chưa đủ tân tiến và lo ngại rằng họ sẽ bị đối thủ bỏ lại phía sau.

Nghiên cứu này khám phá những lĩnh vực mà các tổ chức đang thu được lợi ích và đang đối diện với những rào cản, thông qua các tác nhân công nghệ thúc đẩy đổi mới: đa đám mây (multicloud), vùng biên đám mây (edge), cơ sở hạ tầng dữ liệu hiện đại (modern data infrastructure), làm việc từ bất kỳ đâu, và an ninh mạng. Trong hầu hết các lĩnh vực, trở ngại lớn nhất để khai thác tiềm năng chính là sự phức tạp. Trường hợp các tổ chức vô tình tiếp cận môi trường điện toán đa đám mây là một ví dụ điển hình. Đa đám mây là một tổ hợp các nền tảng đám mây, ứng dụng, công cụ, v.v. Chính vì vậy, sự phức tạp khiến các tổ chức lãng phí thời gian, chi phí, và những cơ hội quý giá để thúc đẩy đổi mới.

Những khó khăn này chỉ rõ những trở ngại công nghệ toàn cầu hàng đầu để thực hiện đổi mới:

  1. Chi phí cho điện toán đám mây liên tục tăng
  2. Những khó khăn trong việc tích hợp kiến trúc kinh doanh tổng thể với kiến trúc cơ sở hạ tầng CNTT
  3. Thời gian và chi phí để di chuyển ứng dụng đến các môi trường điện toán đám mây mới
  4. Những mối đe dọa an ninh mạng và các thiết bị vùng biên đám mây không đảm bảo tính bảo mật
  5. Thiếu cơ sở hạ tầng CNTT để đáp ứng và xử lý dữ liệu tại vùng biên đám mây
Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan