Các Doanh nghiệp Tối ưu hóa doanh số và Nâng tầm ảnh hưởng trong Lễ hội mua sắm 11.11 như thế nào?

Ngày độc thân 11/11 (hay còn gọi là Single’s Day) là ngày lễ tự phát xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Từ một dịp để những người trẻ thả ga mua sắm và chiều chuộng bản thân khi chưa tìm thấy “nửa kia”, trào lưu này đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực, biến 11.11 thành Lễ hội giảm giá với những ưu đãi lớn nhất và được mong đợi nhất hàng năm. Chỉ riêng trong năm 2020, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đón nhận 250,000 thương hiệu trong Lễ hội 11.11, thu về doanh thu 74.1 tỷ và xử lý hơn 2.32 tỉ đơn hàng phân phối.

Xu hướng này nhanh chóng phủ sóng khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, biến 11.11 trở thành một trong những động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận những số liệu tăng trưởng kỷ lục ở cả ba sàn Thương mại Điện tử hàng đầu trong nước. Chỉ trong khung giờ 0 – 2h ngày 11/11/2020 diễn ra Lễ hội mua sắm 11.11 -, Lazada đã ghi nhận số lượng sản phẩm được cho vào giỏ hàng tăng gấp đôi so với dịp sale năm trước, bán ra 20,000 điện thoại di động, 3,000 tivi, 50,000 phiếu ưu đãi ăn uống có giá trị 1,000 đồng trong cùng khung giờ. Trên Shoppee một thương hiệu thời trang đã đạt được doanh thu hơn 2 tỷ đồng, trong khi đó, Tiki – nền tảng Thương mại điện tử cây nhà lá vườn của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới với mức doanh số tăng 50% so với dịp 10/10 cùng kỳ.

Các Doanh nghiệp Tối ưu hóa doanh số và Nâng tầm ảnh hưởng trong Lễ hội mua sắm 11.11 như thế nào?

“Lợi nhuận thu về từ lễ hội 11.11 thực sự ấn tượng, nhưng để tối đa hóa doanh số và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua khổng lồ của khách hàng trong lễ hội mua sắm này thì các thương hiệu và doanh nghiệp cần lập kế hoạch và có sự chuẩn bị tỉ mỉ,” ”, ông Andrew Maher – Giám đốc TMX Việt Nam cho biết. “Mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh cần được lên phương án cẩn trọng, từ tiếp thị, quảng cáo, quản lý hàng tồn kho, cho đến đổi mới dịch vụ và quan trọng nhất là hậu cần vận chuyển để đảm bảo mọi đơn hàng đều được giao tận tay người tiêu dùng đúng hạn.”

Để tận dụng tối đa tiềm lực của sự kiện mua sắm đáng mong đợi này, hãy cùng điểm qua những nhân tố then chốt và kinh nghiệm quý báu dưới đây. 

Chiến lược tiếp thị đóng vai trò quan trọng

Các thương hiệu nên lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị trước vài tháng để tăng tối đa doanh số bán hàng trong thời gian diễn ra sự kiện. Quảng cáo trực tuyến, ưu đãi trong ứng dụng và mở đơn đặt hàng sớm nên được bắt đầu trước hai tuần hoặc một tháng trên các sàn thương mại điện tử.

Tiếp thị đa kênh cũng là một phương pháp hữu ích và cần được cân nhắc để tiếp cận khách hàng với quy mô rộng hơn. Ngoài quảng cáo trực tuyến, các thương hiệu nên tận dụng phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tại thời điểm này năm 2020, chiến dịch truyền thông của Lazada đã tiếp cận và tạo độ lan tỏa tới hơn 8.6 triệu người. Đồng thời, Shopee cũng thành công rực rỡ với chiến lược tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng khi thu hút 222,156 lượt thích, 3,540 lượt chia sẻ và 12,972 lượt bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội trong sự kiện.

Lập sẵn kế hoạch đối ứng lượng hàng tồn kho

Dựa trên các phân tích, quan sát về xu hướng mặt hàng bán chạy từ các sự kiện trước đó, hãy đảm bảo lượng hàng trong kho đầy đủ để chuẩn bị cho Lễ hội 11.11. Vào năm 2020, một thương hiệu mỹ phẩm đã bán được 16,000 chai tẩy trang chỉ trong 8 giờ diễn ra một đợt flash sale thông thường – cao gấp 10 lần so với ngày thường. Minh chứng này khẳng định nhu cầu của người tiêu dùng cao hơn đáng kể đối với các sản phẩm trong sự kiện mua sắm lớn như 11.11.

Trong trường hợp thiếu hàng, hãy cân nhắc để khách hàng lưu sản phẩm vào danh sách mơ ước (wish list), và kích hoạt thông báo qua email cho khách hàng sau khi các sản phẩm đã về kho.

Tận dụng cơ hội để ra mắt sản phẩm mới và tổ chức các hoạt động tương tác

Sử dụng Lễ hội mua sắm 11.11 như một cơ hội để tìm hiểu phản ứng của thị trường với sản phẩm mới. Hầu hết người tiêu dùng sẽ chủ động ghé thăm các cửa hàng trực tuyến – từ trang web của thương hiệu, cửa hàng trên mạng xã hội hay gian hàng chính thức tại sàn Thương mại điện tử. Việc tiếp xúc với các thương hiệu và sản phẩm nhiều hơn trong ngày này sẽ là lợi thế giúp nhãn hàng giới thiệu và thúc đẩy doanh số cho các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó, hãy tận dụng cơ hội này để không ngừng tiếp cận và khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu bằng các hoạt động tương tác. Trong những năm gần đây, sàn giao dịch thương mại điện tử Lazada đã đưa ra một thuật ngữ mới mang tên “Shoppertainment” (sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí) và phát huy tối đa chiến lược này trong Lễ hội 11.11. Theo đó, hàng loạt hoạt động tương tác sẽ diễn ra như livestream các buổi biểu diễn trực tuyến của người nổi tiếng, mời người tiêu dùng chơi trò chơi để giành được ưu đãi hoặc thu thập phiếu thưởng – tất cả diễn ra trên nền tảng Lazada, giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Mua sắm an toàn là trên hết

Đảm bảo bảo mật trong quy trình thanh toán là điều quan trọng hàng đầu. Bất chấp những cải tiến và sự phát triển vượt trội của Thương mại Điện tử trong những năm gần đây, nhiều người tiêu dùng vẫn cảnh giác về độ an toàn của việc cung cấp thông tin cá nhân và chi tiết thẻ tín dụng trực tuyến. Họ lo ngại nguy cơ bị đánh cắp danh tính, lừa đảo và sử dụng thẻ tín dụng trái phép. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Deloitte, 70% người tiêu dùng Việt Nam thuộc phân khúc thu nhập cao lo ngại về tính bảo mật của các giao dịch trực tuyến.

Để giải quyết vấn đề này, các thương hiệu phải đảm bảo hệ thống xử lý thanh toán được mã hóa và bảo mật cao và tránh vi phạm dữ liệu của khách hàng. Hợp tác với các cổng thanh toán đáng tin cậy, cung cấp chính sách đảm bảo hoàn tiền, luôn giữ tinh thần trách nhiệm khi xem xét các giao dịch, nêu rõ các cam kết bảo mật dữ liệu trong quá trình thanh toán là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin của khách hàng.

Trang bị Hệ thống quản lý đơn hàng hiệu quả

Các Doanh nghiệp Tối ưu hóa doanh số và Nâng tầm ảnh hưởng trong Lễ hội mua sắm 11.11 như thế nào?

Tích hợp một hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) hiệu quả là nhân tố quan trọng để xử lý đơn hàng và quản lý hậu cần vận tải thành công. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp hậu cần cùng với sự bùng nổ của thị trường Thương mại Điện tử, nhu cầu trang bị công nghệ ổn định và đáng tin cậy như hệ thống quản lý đơn hàng OMS hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú trọng quản lý để tất cả dịch vụ công nghệ được sử dụng tích hợp và liền mạch với nhau trong chuỗi cung ứng, đảm bảo rằng không có đơn đặt hàng nào bị bỏ sót, tất cả các khoản thanh toán đều được xử lý đúng cách và hàng tồn kho được quản lý chính xác.

Dịch vụ hậu cần là nhân tố then chốt

Đằng sau mỗi lễ hội mua sắm lớn là một dịch vụ hậu cần chu đáo và đáng tin cậy. Khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để mua sắm trực tuyến, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm chất lượng sẽ tăng cao hơn.

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ mong muốn nhận sản phẩm trong tình trạng nguyên vẹn, mà còn muốn hàng được giao đến tận tay họ một cách nhanh nhất. Kỳ vọng ngày càng tăng cao về thời gian giao hàng đã mở đường cho sự phát triển của các dịch vụ giao hàng trong ngày hay giao nhanh 24h. Trái lại, nỗi thất vọng của khách hàng sẽ trở nên lớn hơn khi sản phẩm không được giao đúng thời gian mong đợi.

Các Doanh nghiệp Tối ưu hóa doanh số và Nâng tầm ảnh hưởng trong Lễ hội mua sắm 11.11 như thế nào?

Do đó, các doanh nghiệp, tập đoàn nên xây dựng chiến lược hậu cần hợp lý và hệ thống kho bãi hiệu quả để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển liền mạch và không xảy ra trục trặc nào trong suốt quá trình giao hàng. Sử dụng các công nghệ hiện đại như tự động hóa, hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) là những giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp giải bài toán vận chuyển, mang đến trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Đó chính là sứ mệnh của TMX – công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương nay đã có mặt tại Việt Nam. Với mục tiêu sử dụng chuyên môn toàn cầu để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, TMX cung cấp những giải pháp kỹ thuật số và chuỗi cung ứng được thiết kế phù hợp cho nhu cầu từng khách hàng. Đội ngũ chuyên gia của TMX có kinh nghiệm sâu rộng trong ngành để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị cho các doanh nghiệp Việt Nam lẫn quốc tế, từ việc tạo nhu cầu cho đến bước hoàn tất đơn hàng cuối cùng.

Quảng cáospot_img
Quảng cáospot_img

Tin liên quan